Thủ tướng khích lệ và trao cơ hội cho kinh tế tư nhân
Thủ tướng khẳng định: Trao cơ hội cho tư nhân, tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực, cắt giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm tạo làm môi trường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi.
10 từ cho doanh nghiệp tư nhân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tiềm năng thế mạnh lẫn điều kiện của kinh tế tư nhân còn nhiều ràng buộc. "Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn", Thủ tướng nói.
Thủ tướng dùng 10 từ cho khu vực này, đó là "Sự bình đẳng, được Bảo vệ, Khích lệ và Trao cơ hội cho kinh tế tư nhân."
Theo đó, trước hết về bình đẳng, đó là kinh tế tư nhân bình đẳng trước pháp luật, trong cạnh tranh, phân bổ nguồn lực với các thành phần kinh tế khách, nhất là tiếp cận nguồn lực. Đặc biệt, cần giảm chồng chéo tầng lớp, tạo môi trường thông thoáng cho kinh tế tư nhân.
Khích lệ là được tôn vinh các dự án, ngược lại cần lên án đấu tranh các doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.
Cuối cùng là trao cơ hội, đó là tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực, cắt giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm... làm ra môi trường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi.
Trên thực tế, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam chứng kiến nhiều thành quả của nền kinh tế, đặc biệt 2018 là năm thứ 4 liên tiếp có số doanh thành lập mới với số vốn kỷ lục, trong đó có vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân. Hết năm 2018, Việt Nam có 715.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế.
“Tư nhân đang tạo ra khoảng hơn 42% GDP, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường và được người dân tin tưởng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Dù chưa có đánh giá đầy đủ, nhưng 2 năm qua cho thấy khát vọng vươn lên của khu vực này. "Khu vực này có vai trò hết sức quan trọng của nền kinh tế, cần tìm cách kích hoạt tốt hơn nữa", Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề là rào cản sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nói như Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quang Hiển, thứ nhất là việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế trong tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Một vấn đề nữa là những chi phí tuân thủ pháp luật thời gian qua chưa được giải quyết tốt. Thời gian làm thủ tục quản lý còn nhiều. Mục tiêu đặt ra đến 2020 phải có một triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động nhưng hiện tại mới đạt 715.000, đây là một thách thức.
“Điều đó đặt ra bài toán cần phải rà soát lại hệ thống pháp luật, nhất là những luật liên quan đến thể chế, luật công chức viên chức, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế, như luật đầu tư, luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai”, ông Phùng Quang Hiển nhấn mạnh.
Bởi theo Phó Chủ tịch Quốc hội, những luật này phải phá vỡ rào cản và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với nguồn lực về đất đai, tài chính, yếu tố sản xuất... Ngoài ra, cần cố gắng để giảm những chi phí tuân thủ pháp luật như lệ phí kinh doanh, cùng với đó là những chi phí không chính thức gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
"Chìa khoá vàng" cho phát triển nông nghiệp
14:13, 02/05/2019
Người nuôi tôm phải vay vốn "tín dụng đen" lãi suất 30 - 50%
12:00, 02/05/2019
"Kinh tế tư nhân là động lực và rường cột của nền kinh tế nước nhà"
11:37, 02/05/2019
Khắc phục "điểm nghẽn" trong chuỗi liên kết ngành nông nghiệp
11:00, 02/05/2019
Phát triển tư nhân thành mũi nhọn
Do đó, Người đứng đầu Chính phủ cũng gợi mở một số điều để phát huy lợi thể của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Đó là làm thế nào để doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể vươn ra thế giới, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể có thể tạo lợi thế cho bản thân và xã hội, đây là vấn đề khó nhưng với khát vọng vươn biển lớn, đổi mới sáng tạo sẽ là động lực quan trọng.
Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh, có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rào cản. Câu hỏi được Thủ tướng đặt ra: "Đâu là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam, làm thế nào để đẩy mạnh, phát triển các ngành nghề kinh tế?"
Thủ tướng đề nghị, bản thân các doanh nghiệp, doanh nhân phải luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, cách tân doanh nghiệp. Doanh nhân cần kinh doanh chân chính, góp phần phòng chống tham nhũng.
“Các doanh nghiệp tạo nên những thương hiệu nổi tiếng, có thể vươn tầm thế giới sẽ góp phần đưa tên tuổi Việt Nam ra toàn cầu. Các doanh nghiệp cần có tinh thần dân tộc, tình yêu nước mới có thể phát triển bền vững", Thủ tướng nói.
Dẫn dắt nhiều câu chuyện về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, Thủ tướng đánh giá đó là động lực để phát triển kinh tế tư nhân, tạo sức mạnh mềm để Việt Nam có thể vươn tầm thế giới. Vì vậy, cần chắt lọc được nhiều ý tưởng tinh túy, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.