Cần nêu cao vai trò dẫn dắt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của vùng kinh tế trọng điểm.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước thì vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam được coi là “đầu tàu”, có vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế của cả nước. Cụ thể, trong 10 năm qua, kinh tế toàn vùng tăng trưởng ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Trong đó, Đồng Nai luôn ở tốp đầu trong phát triển kinh tế là con số đáng khích lệ.
Thủ tướng cho rằng, với vị thế dẫn đầu, vùng KTTĐ phía Nam gồm 8 tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước. Tuy diện tích chỉ chiếm 8% và dân số chiếm 17% của cả nước, nhưng sản xuất của vùng chiếm hơn 40% GDP, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 40% cả nước. Đặc biệt, vùng KTTĐ phía Nam đóng góp rất lớn cho ngân sách quốc gia và thu hút hơn một nửa tổng vốn đầu tư FDI cả nước.
Năm 2018, GDP cả nước tăng 7,08% so với năm trước đó, vượt kế hoạch đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Riêng vùng KTTĐ phía Nam có mức tăng cao hơn bình quân chung cả nước. Đơn cử như tỉnh Long An có GRDP tăng 10,5%, Bình Dương hơn 9%, TP Hồ Chí Minh 8,3%, Đồng Nai tăng 8%, Tiền Giang 7,2%...
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
10:38, 06/05/2019
Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng
16:39, 09/08/2018
Hiện nay, Chính phủ xác định 4 vùng KTTĐ gồm: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, cả nước có 24 tỉnh, thành nằm trong vùng KTTĐ.
Kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá nên đóng góp cho ngân sách của vùng chiếm 40% tổng thu ngân sách của Nhà nước. Năm 2018, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng, trong đó riêng vùng KTTĐ phía Nam đóng góp trên 581 ngàn tỷ đồng, đây là những con số đáng khích lệ cần phải phát huy hiệu quả - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tại Báo cáo về kết quả thực hiện các Quyết định số 941/QĐ-TTg, số 2059/QĐ-TTg, Quyết định số 2360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tình hình phát triển kinh tế -xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố cho thấy: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước”, là vùng động lực của cả nước, quy mô GDP của vùng chiếm tới 45% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm 42% tổng thu ngân sách cả nước, xuất khẩu hàng năm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dân số tong vùng chiếm 21% và diện tích tự nhiên chiếm 9,2% cả nước. Tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020, định hướng 2030 đã xác định: phát triển vùng KTTĐ phía Nam thành vùng phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững; là vùng kinh tế động lực đầu tàu; là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, ý tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của nước và khu vực. Thực hiện vai trò là cầu nối với các khu vực ĐBSCL và khu vực Tây nguyên mà hạt nhân là TP HCM là trung tâm dịch vụ tầm khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực…
Về kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2018, cho thấy: Tổng GDP của vùng đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt khoảng 2.217 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 45,42% GDP cả nước và chiếm 50,9% GDP của 4 vùng KTTĐ. Quy mô của 4 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 87,64% GDP vùng KTTĐ phía Nam, trong đó TP. HCM đóng gớp khoảng 49,5% GRDP vùng và gần 23% giá trị GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm thời kỳ 2016-2018 đạt khoảng 6,72%/năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp và xây dựng là 9,88%/năm, ngành dịch vụ tăng 6,55%/năm và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng bình quân 3,57%/năm. Bình quân tăng trưởng của địa phương tăng 6/8 địa phương trong vùng KTTĐ đều đạt và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
DĐDN tiếp tục thông tin diễn biễn về hội nghị!