Phó Thủ tướng: Lựa chọn kịch bản tăng giá điện bán lẻ 8,36% là đúng lộ trình
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng là do thời tiết nắng nóng, kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày, dài hơn 3 ngày so với tháng liền kề.
Trong phiên thảo luận tại Nghị trường chiều nay (30/5), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giải trình thêm về giải pháp kiềm chế lạm phát và giá điện.
Theo đó, Phó Thủ tướng khẳng định: Lộ trình điều chỉnh giá điện được Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN thực hiện theo đúng quy định Luật Điện lực, Quyết định 24 và các văn bản pháp luật khác. Chính phủ cũng đã có báo cáo chi tiết gửi Quốc hội về điều chỉnh tăng giá mặt hàng này.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, điện là mặt hàng vật tư chiến lược, góp phần vào ổn định, tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán để tăng 1% GDP thì điện phải tăng trưởng 1,5%. Kịch bản GDP năm 2019 là 6,8% thì điện phải tăng 11,35%. "Điều hành điện phải đảm bảo mục tiêu kép kiểm soát lạm phát và giá hợp lý kêu gọi đầu tư vào ngành điện", ông Huệ nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
[LONGFORM]: Giá điện tăng do “lỗi” của biểu giá?
18:25, 04/05/2019
Ai được hưởng lợi khi giá điện tăng?
00:00, 03/05/2019
Giá điện tăng 8,36% có gây ra thách thức lớn với lạm phát năm 2019?
11:00, 25/03/2019
Nghe giá điện tăng... doanh nghiệp thuỷ sản "sốc"
15:18, 12/03/2019
Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến lạm phát năm 2017?
10:57, 13/12/2017
Về mức tăng giá, trên cơ sở các yếu tố đầu vào, chi phí... ngành điện đưa ra 3 kịch bản, song sau nhiều cân nhắc Thường trực Chính phủ đã lựa chọn mức tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 8,36% từ ngày 20/3/2019.
Về việc cân nhắc lựa chọn thời điểm tăng giá (từ ngày 15 - 30/3/2019) là theo đề xuất của liên Bộ và Tổng cục Thống kê. Theo quy luật, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường tăng cao vào tháng 2 (dịp nghỉ tết Âm lịch) và sẽ giảm mạnh trong tháng 3, nên sẽ không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm và kiềm chế được lạm phát kỳ vọng. "Lùi thời gian điều chỉnh giá điện sẽ phải tăng cao hơn", ông nói.
Theo đánh giá của liên Bộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê, dự kiến điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân tăng bình quân 8,36% sẽ làm CPI cả năm tăng 0,3%. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lý giải: Nguyên nhân chính khiến hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng sinh hoạt trong tháng 4 tăng là do sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao; tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36% và kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày, dài hơn 3 ngày so với tháng liền kề. Bên cạnh đó, nhu cầu điện tăng cao do thời tiết thời điểm đó nắng nóng bất thường.
"Kiểm tra sơ bộ cho tới nay, cách tính điện của EVN chưa có sai phạm gì. Sắp tới, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương, EVN tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục tiết giảm chi phí, minh bạch chi phí đầu vào" - Phó Thủ tướng nói.
Về lạm phát, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, kiểm soát ổn định vĩ mô và các cân đối lớn nền kinh tế là "nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Chính phủ". Ba năm qua, CPI đã được kiểm soát dưới 4% và được ghi nhận là điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Năm 2019 Quốc hội ra Nghị quyết là dưới 4%; Chính phủ phấn đấu mức dưới 4%, nhưng lựa chọn điều hành của Ban chỉ đạo giá là 3,3-3,9%.
Các biện pháp kiềm chế lạm phát được Phó thủ tướng nêu, gồm: Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, phối hợp chính sách, kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức 1,8%. Cùng đó, theo dõi và điều tiết, kiểm soát một số mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu, gas... Tiếp tục đánh giá tác động gián tiếp của giá điện, tăng cường công tác dự báo các mặt hàng thiết yếu và điều chỉnh vào thởi điểm phù hợp và vì mục tiêu chung. Và cuối cùng là công khai minh bạch chi phí đầu vào giá thiết yếu, trong đó có giá điện để tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.