Bản tin cuối tuần từ 27/5 - 01/06
Đã đến lúc dừng các dự án BT; Cần minh bạch thủ tục đầu tư; Xây dựng lại hệ thống pháp luật đất đai… là những thông tin đáng chú ý trong tuần từ 27/5 - 01/06.
1. Thủ tướng thăm chính thức ba nước châu Âu
Trong chuyến thăm 09 ngày tới 03 nước, Thủ tướng Chính phủ đã có chương trình làm việc với hơn 50 hoạt động. Tại mỗi nước, các cuộc hội đàm, hội kiến đã diễn ra thẳng thắn, chân thành, hiệu quả, thực chất; nhiều văn kiện hợp tác giữa hai bên được ký kết.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2. Lựa chọn kịch bản tăng giá điện bán lẻ 8,36% là đúng lộ trình?
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng là do thời tiết nắng nóng, kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày, dài hơn 3 ngày so với tháng liền kề.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3. Quốc hội chọn 4 tư lệnh ngành chuẩn bị ngồi "ghế nóng"
Từ 4-6 tới, Quốc hội sẽ dành hai ngày rưỡi để chất vấn 4 thành viên Chính phủ về những vấn đề nóng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4. Giải ngân vốn đầu tư công năm nào cũng chậm, vì sao?
Trao đổi bên hành lang Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, nhiều Đại biểu đặt vấn đề: sửa luật có giải quyết được tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5. Cần rà soát lại chính sách về môi trường đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ và chuẩn bị trình lên Bộ Chính trị đề án về định hướng thu hút đầu tư vào Việt Nam sau 30 năm. Trong đó nêu tất cả các vấn đề tư lợi thế, khó khăn, nguyên nhân, xu hướng…Tất cả đều đã được nghiên cứu, và thời gian tới đây sẽ có định hướng mới, đặc biệt trú trọng việc thu hút đầu tư có chọn lọc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6. ĐBQH Mai Sỹ Diến: Có những quy hoạch điều chỉnh vì nhóm lợi ích
Việc định giá đất trong quá trình chuyển nhượng mua bán đất đai không rõ ràng, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện là kẽ hở gây thất thoát ngân sách nhà nước.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
7. ĐBQH Trần Văn Lâm: Tư nhân “không kém” FDI hay DNNN nếu được trao cơ hội
Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội chia sẻ với báo Diễn đàn Doanh nghiệp về cơ hội của doanh nghiệp tư nhân trong dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
8. “Giằng xé” lợi ích trong quản lý đất đai
Sự “giằng xé” về lợi ích của các chủ thể được giao quản lý sử dụng đất, trong đó không loại trừ phát sinh lợi ích nhóm trong quản lý giao, thu hồi và sử dụng đất.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
9. Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp và “bước cản” thủ tục phức tạp
Số doanh nghiệp phá sản tăng, hộ kinh doanh không thiết tha chuyển đổi thành doanh nghiệp, một phần do thủ tục phức tạp, chính sách thuế chưa thực sự thuyết phục.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
10. Công ước số 98: Có thực sự phát huy tác dụng với doanh nghiệp?
Theo ĐBQH Bùi Xuân Thông, cần đánh giá thêm Công ước này vì có nhiều điều mới, liệu đưa vào có phát huy tác dụng tại doanh nghiệp hay không?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
11. Hàng Việt chiếm tỉ lệ 90% tại kênh phân phối hiện đại
Tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60 % trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
12. Bốn "sếp lớn" ngành viễn thông tham gia Ủy ban Chính phủ điện tử
Lãnh đạo các doanh nghiệp Viettel, VNPT, FPT, CMC, VietnamPost và DTT tham gia nhóm giải pháp công nghệ và an ninh thuộc Tổ công tác giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
13. Làm sao để các dự án ODA không còn “đắt đỏ”?
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, khả năng thỏa thuận hợp tác và đương nhiên không thể thiếu vắng yếu tố lợi ích khiến nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA của Việt Nam rơi vào thế lệ thuộc và chịu thiệt.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
14. Năm 2020, xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ nghìn tỷ
Việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương sẽ được thực hiện dứt điểm trong năm 2020 như mục tiêu đề ra.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
15. Đánh giá cán bộ, công - viên chức: Những con số mang tính… hình thức
Những số liệu liên quan đến công tác đánh giá cán bộ, công – viên chức đang tạo lên ý kiến trái chiều trong dư luận.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
16. Auchan và cuộc chia tay nhân văn
Những ngày gần đây trên khắp các trang mạng xã hội, lan truyền dòng trạng thái của ông Trần Phước Tuấn- Giám đốc nhân sự Auchan Việt Nam khi đăng tin tìm việc làm cho nhân viên của mình.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
17. Chất vấn Bộ trưởng!
Giữa cánh đồng nắng chang chang, nhóm người nhặt thóc lại mang câu chuyện "giá điện tăng" ra bàn tán, họ đang rất quan tâm.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
18. Công ước số 98: Thúc đẩy hệ sinh thái cho quan hệ lao động hài hòa
Việc tham gia Công ước số 98 cũng là việc chúng ta thực hiện nghĩa vụ quốc gia, đồng thời cũng là việc triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã và đang ký kết.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
19. Lương tối thiểu đang "khoác" quá nhiều vai
Doanh nghiệp kiến nghị lương tối thiểu vùng đang mang quá nhiều vai trò, vừa là căn cứ tính lương bậc 1 vừa là căn cứ đóng bảo hiểm, điều này gây phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
20. Doanh nghiệp lo chuyện hưu
"Tăng tuổi nghỉ hưu là điều “không thể trì hoãn” trong cơ cấu dân số già của Việt Nam và cũng là xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới".
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
21. Tuổi hưu: Tăng - giảm có làm yên lòng?
Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) hiện đang có ý kiến nhiều chiều, nhất là với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cho nam lên 62 và nữ lên 60.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
22. Góp ý dự thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi: “Cần minh bạch thủ tục đầu tư”.
Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia đề cập tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp diễn ra tại Đà Nẵng vào sáng 30/5.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
23. Luật Sở hữu trí tuệ cần tận dụng được các điểm "mờ" có lợi cho số đông
Việc chuyển hóa các cam kết CPTPP vào hệ thống pháp luật SHTT chung của Việt Nam cần được thực hiện thận trọng, theo hướng tận dụng tối đa các điểm “mờ”, “chung” trong lời văn các cam kết.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
24. Hàng Việt chinh phục người tiêu dùng toàn cầu
Sau 10 năm đi vào thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hoá Việt không chỉ chinh phục người tiêu dùng trong nước mà cả nhiều thị trường trên thế giới.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
25. Hàn Quốc đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ cao Hàn Quốc đang có xu hướng tìm kiếm, hỗ trợ và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
26. Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Tỉnh Sơn Đông là một trong những địa phương phát triển mạnh về kinh tế với những chỉ số phát triển cao hàng đầu của Trung Quốc, đồng thời là địa phương giàu truyền thống văn hóa, lịch sử.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
27. Địa điểm tập kết hàng chuyển phát nhanh phải nằm trong quy hoạch sân bay?
VCCI vừa có văn bản trả lời Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Bộ Tài chính liên quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng hoá chuyển phát nhanh.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
26. Viettel tạo ra điều kỳ diệu để viết "Việt Nam" lên bản đồ viễn thông thế giới
Sau mỗi cuộc chinh phục, Viettel viết lên bản đồ viễn thông thế giới bằng những kỳ tích phổ cập dịch vụ viễn thông góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Vì sao VEC "giảm tốc"?
Quản lý khối tài sản hơn 90.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu (vốn tự có) hơn 9.000 tỷ đồng nhưng năm 2019, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của VEC chỉ vỏn vẹn 900 triệu đồng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
27. Lao động nữ bao giờ bình đẳng với nam giới?
Tiền lương, tiền công và thu nhập bình quân của lao động nữ tại Việt Nam thường thấp hơn so với lao động nam.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
28. Vinachem vẫn "lừng khừng" thoái vốn
Cả 3 công ty sản xuất săm lốp mà Vinnachem đang sở hữu chi phối là CSM, DRC và SRC sẽ được giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% vốn điều lệ (định hướng trước mắt là giảm về 36%).
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
29. Thấy gì từ sự “lụi tàn” của Auchan và hàng loạt ông lớn Đức, Pháp?
Trước Auchan, hàng loạt những ông lớn Đức, Pháp, Maylaisia cũng vướng vào những vấn đề đổi mới mô hình kinh doanh khiến phải "rút lui", điều này mở ra xu hướng mới thị trường bán lẻ hiện đại.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
30. Vinapaco “chật vật” tại 2 dự án lớn
Vinapaco đang “mắc kẹt” Nhà máy Bột giấy Phương Nam, đồng thời “chật vật” cùng Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
30. Doanh nhân Phan Văn Hưng - "cầu nối" Việt - Hàn
TS Phan Văn Hưng đã từ chối mọi cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khác để khởi nghiệp với mô hình đào tạo và tư vấn du học Hàn Quốc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
31. Đã đến lúc chuyển nhượng “ngân hàng 0 đồng”?
Việc chuyển nhượng các ngân hàng 0 đồng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng phát triển bền vững và phù hợp xu hướng hội nhập.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
32. Kịch bản chứng khoán cuối tháng 5
Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần cuối cùng của tháng 5 này còn có nguy cơ diễn biến phức tạp, chưa định hình rõ xu hướng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
33. Thách thức mới với nhà băng
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cho phép triển khai thanh toán điện tử qua hệ thống viễn thông sẽ thúc đẩy kinh tế phi tiền mặt phát triển nhanh hơn, đặt ra thách thức với các ngân hàng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
34. Vốn ngân hàng bao giờ hết ảo?
Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiếu tồn tại của ngành ngân hàng (đến cuối năm 2017), trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) chưa đáng tin cậy.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
35. USD vẫn “chèn ép” giá vàng ngắn hạn
Vai trò trú ấn của USD vẫn đang gia tăng trong điều kiện chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang, khiến giá vàng chịu áp lực điều chỉnh.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
36. PDR gọi vốn từ trái phiếu
Do tín dụng bất động sản (BĐS) đang bị siết chặt, nên CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) đã liên tục công bố kế hoạch huy động vốn qua kênh trái phiếu.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
37. Hàng loạt địa phương sử dụng đất không đúng mục đích
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa cho biết, công tác quản lý đất đai trong năm 2018 còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro thất thoát, tham nhũng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
38. Minh bạch thị trường bất động sản: Một quá trình dài hơi!
Trong năm 2019, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành việc lập Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch đô thị được kỳ vọng sẽ làm minh bạch thị trường bất động sản.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
39. Ai đã phá nát quy hoạch đô thị?
Những tồn tại lợi ích nhóm hay lỏng lẻo trong công tác quản lý quy hoạch đô thị đang đè nặng lên hạ tầng kỹ thuật, xã hội của hầu hết các thành phố.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
40. Xây dựng lại hệ thống pháp luật đất đai
Luật Đất đai đã có nhưng còn nhiều kẽ hở phải củng cố lại. Việc củng cố không chỉ để giải quyết hậu quả mà quan trọng phải xây dựng lại hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
41. TP HCM: Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất thông qua lập vi bằng
UBND quận 12, TP HCM vừa có thông báo về việc cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng trên địa bàn quận.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
42. Quy hoạch chạy theo nhiệm kỳ
Tình trạng tùy tiện điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của chủ đầu tư gây ra nhiều hệ lụy khó có thể khắc phục.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
43. Luật Quy hoạch: Đại biểu Quốc hội “vênh” quan điểm
“Nếu nói những hạn chế, yếu kém của Luật Quy hoạch, có nguy cơ làm đình trệ tất cả các dự án và đe doạ nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước là sự phóng đại quá mức”.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
44. Vụ xả thải, xây dựng lấn biển: Tỉnh Nghệ An yêu cầu huyện Nghi Lộc báo cáo
Trước thực trạng công dân tự ý xây dựng công trình trái phép lấn biển, xả thải trực tiếp ra môi trường, tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản yêu cầu huyện Nghi Lộc vào cuộc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
45. Luật Sở hữu trí tuệ: Khuyến khích phát triển kinh tế tri thức
Nếu Việt Nam không tiếp cận với luật chơi quốc tế về sở hữu trí tuệ, rất có thể sẽ bị phạt, bị loại khỏi cuộc chơi và bị thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
46. Luật sư nói gì về Dự thảo Luật quản lý thuế sửa đổi?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng việc ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng là cần thiết để quản lý thuế, tránh trường hợp trốn thuế hiện nay.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
47. Đã đến lúc dừng BT!
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, đối với hình thức BT, câu trả lời cho câu hỏi giữ hay bỏ các dự án BT (xây dựng- chuyển giao) vẫn chưa có lời giải đáp.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
48. Dừng thu phí trạm T2 QL 91 do sai vị trí: Kiến nghị 15 lần … vẫn "án binh bất động"?
Trước khi xây dựng, trạm thu phí T2 đã gặp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân và doanh nghiệp tỉnh An Giang, Kiên Giang... Thế nhưng các cơ quan chức năng đều làm ngơ là điều hết sức khó hiểu.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
49. Khánh Hòa: Lấn chiếm đất công làm nhà trái phép...chính quyền có làm ngơ?
Những năm qua, nhiều đối tượng đã lấn chiếm đất hành lang giao thông, chiếm dụng đất lâm nghiệp và dư luận cho rằng, chính sự “làm ngơ” của chính quyền địa phương đã tiếp tay cho sai phạm nói trên.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
50. Quảng Ninh: Bỏ tiền tỷ mua đất, 14 năm vẫn chưa có sổ đỏ
Đó là thực trạng của các hộ dân đã mua đất tại Khu đô thị mới, phường Cẩm Thủy (TP Cẩm Phả) do Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh làm chủ đầu tư xây dựng từ năm 2004.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
51. Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động
Doanh nghiệp kiến nghị cần các quy định cụ thể số lượng tối đa tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, giảm số thời gian làm việc được dùng để thực hiện công việc của tổ chức này.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
52. Vì sao trạm thu phí T2 QL 91 liên tục xả trạm và dừng thu phí?
Mặc dù trạm thu phí (BOT) T2 Quốc lộ 91 (Cần Thơ – An Giang) mới hoạt động nhưng có ngày phải xả trạm tới 30 lần, khiến trạm thu phí này phải dừng thu phí để chờ cấp trên giải quyết.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
53. "Điểm nghẽn" hấp thụ nguồn vốn FDI
Trong bối cảnh dòng vốn FDI ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ thì cũng là lúc đặt ra câu hỏi, năng lực hấp thụ nguồn vốn đó như thế nào để tốt cho nền kinh tế?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
54. Việt Nam sẽ sớm trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu ASEAN
Với tốc độ hiện tại, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Việt Nam trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu ASEAN những năm tới.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
55. Việt Nam áp thuế cao với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
Các doanh nghiệp nhôm trong nước chắc chắn hưởng lợi từ động thái áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
56. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần am hiểu "luật chơi"
Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng sẽ có lợi, nhưng cũng có khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt lưu ý Việt Nam cần am hiểu "luật chơi".
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
57. 4.000 tỷ đồng và niềm tin
Chính phủ vừa đề nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng để bố trí cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ Giao thông Vận tải.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
58. Xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ vượt qua cả Anh, Pháp, Ý và Ấn Độ?
Theo Bloomberg, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hiện tại, Việt Nam sẽ vượt một số nền kinh tế hàng đầu về giá trị xuất khẩu vào Mỹ.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
59. Thủ tướng Anh từ chức: Kết cục của sự chia rẽ
Việc Thủ tướng Theresa May từ chức là minh chứng cho sự tàn khốc của chính trường Anh.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
60. Nhật Bản nói không với nhiệt điện than!
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ - ngân hàng thương mại lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 5 trên thế giới, được cho là đang xem xét lệnh cấm cho vay đối với các nhà máy nhiệt điện than mới.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
61. Giấc mơ 5G của Đông Nam Á đổ vỡ?
Sự leo thang của Mỹ trong nỗ lực cấm vận tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã làm các quốc gia Đông Nam Á lo lắng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
62. Căng thẳng Mỹ - Trung: Ngành đường sắt "lên nòng"
Tập đoàn đường sắt Trung Quốc CRRC đang đứng trước nguy cơ buộc phải rút lui khỏi dự án hệ thống tàu điện ngầm quanh khu vực thủ đô Washington DC.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
63. Kinh tế và chính trị qua góc nhìn thương chiến
Các nhà chép sử bắt đầu giành một chương mới cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hậu thế sẽ học bài học này, dĩ nhiên không chỉ là "những gói thuế"...
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
64. Căng thẳng Mỹ- Trung: EU và Đông Nam Á tiến thoái lưỡng nan
Căng thẳng Mỹ- Trung leo thang đã và đang khiến nhiều quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á bị đẩy vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY