"Du lịch thể thao là sản phẩm du lịch tương lai của Việt Nam"

Anh Duy 06/06/2019 10:50

Đăng đàn trả lời chất vấn sáng ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Ngọc Thiện cho biết ngành du lịch dù đạt tăng trưởng cao nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”, phải đầu tư phát triển du lịch thể thao.

Đại biểu đánh giá, ngành du lịch còn tồn tại nhiều điểm nghẽn lớn về hạ tầng, cấp thị thực, quảng bá xúc tiến cũng như nhân lực chất lượng, đặc biệt là sản phẩm du lịch “nghèo nàn”.

Loại hình du lịch kết hợp thể thao đang được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh.

Loại hình du lịch kết hợp thể thao đang được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh.

Bốn điểm nghẽn “kìm chân”

Theo đó, điểm nghẽn đầu tiên của du lịch là hạ tầng. “Hiện nay hạ tầng sân bay quá tải, khách đến nhiều sân bay không có chỗ đỗ, đợi làm thủ tục rất lâu, nếu tăng lượng khách 20% rất khó đáp ứng”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Thứ hai, vấn đề thị thực cũng là điểm nghẽn khi Việt Nam đứng thứ 116 trong khu vực, xếp hạng thấp khiến xúc tiến du lịch rất khó khăn.

Thứ ba là về công tác xúc tiến, quảng bá. “Một năm Việt Nam chỉ đầu tư 2 triệu USD nhưng các nước xung quanh như Thái Lan vào khoảng 100 triệu. Đặc biệt là các văn phòng xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài thì Việt Nam lại không có. Trong khi đó, Thái Lan có đến 28 văn phòng”, Bộ trưởng nói.

Thứ tư là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà quản lý khách sạn 4-5 sao thì phải thuê người nước ngoài. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp từng phản ánh đào tạo “lệch pha” với thực tế khiến doanh nghiệp phải “vơ bèo gạt tép” khi tuyển dụng nhân sự. Thậm chí, có những doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí rất lớn để nhân sự được đào tạo ở nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Tạo sức hút cho du lịch biển

    Tạo sức hút cho du lịch biển

    10:12, 06/06/2019

  • Bình Thuận: Để du lịch cất cánh

    Bình Thuận: Để du lịch cất cánh

    19:04, 05/06/2019

  • Kinh doanh đa cấp “núp bóng”… “tour du lịch 0 đồng”?

    Kinh doanh đa cấp “núp bóng”… “tour du lịch 0 đồng”?

    15:42, 05/06/2019

  • Nhập nhèm đất du lịch tâm linh

    Nhập nhèm đất du lịch tâm linh

    15:30, 05/06/2019

Nêu giải pháp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, du lịch không phải là “ngôi sao cô đơn”, muốn du lịch phát triển thì phải có sự vào cuộc của toàn Xã hội. Thời gian vừa qua, nhờ sự vào cuộc này mà du lịch mới đạt được kết quả như vừa rồi.

Du lịch thể thao hút khách

Đặc biệt, trả lời Đại biểu về nhận định sản phẩm du lịch hiện còn “nghèo nàn” Bộ trưởng cho biết, hiện tại, các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú với các loại hình từ du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch đô thị. 

Tuy nhiên, khách quốc tế quay trở lại Việt Nam hiện chưa nhiều, độ lưu trú trung bình 9,27 ngày, chi tiêu của một khách quốc tế đến Việt Nam là khoảng 1.200 USD (Thái Lan là 1.400 USD). 

Trên thực tế, sản phẩm du lịch vẫn được chuyên gia đánh giá là chưa đa dạng dẫn tới thu hút du khách quay lại ít. Đơn cử, phát triển du lịch của ĐBSCL còn nhiều tiềm năng nhưng chưa mạnh, các sản phẩm du lịch tương đối đơn điệu.

Do đó, Bộ trưởng khẳng định cần phải đa dạng hơn nữa sản phẩm du lịch. Đặc biệt thời gian tới chúng ta sẽ có du lịch thể thao.

“Sang năm sẽ có giải F1-đua tài Việt Nam. Chúng ta sẽ tổ chức nhiều giải thể thao, gần nhất là Seagame, đây là cơ hội xúc tiến du lịch, du lịch về thể thao là sản phẩm du lịch của Việt Nam trong tương lai. Chính sách là phải đầu tư”, Bộ trưởng khẳng định. 

“Tư lệnh” ngành Du lịch cũng cho biết, Bộ đang triển khai tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số, phát triển các ứng dụng quản lý HDV, khách sạn, nhà hàng và công nghệ.

Anh Duy