Giải ngân vốn ODA chậm vì không đảm bảo vốn đối ứng
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh như vậy tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay (6/6).
"Vì sao việc giải ngân vốn ODA chậm" - Câu hỏi này được đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đoàn Gia Lai đưa ra khi chất vấn Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
Câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương rất đúng với tình hình giải ngân của nguồn vốn ODA trong thời gian vừa qua. Cụ thể, năm 2018 mới chỉ đạt được 63,2% vốn kế hoạch, 5 tháng đầu năm nay có được thúc đẩy nhưng vẫn còn chậm.
Trả lời chất vấn này, Phó Thủ tướng Phạm bình Minh cho biết, một trong những lý do đó là vấn đề khó khăn giữa nguồn vốn của ODA với nguồn vốn đối ứng không được bố trí phù hợp.
Khi ký kết các Hiệp định để vay vốn nguồn vốn ODA này, các nhà cung cấp vốn ODA bao giờ cũng đề nghị yêu cầu phải có nguồn vốn đối ứng để giải quyết những vấn đề liên quan đến mặt bằng. Nếu xây dựng, các bộ, ngành địa phương cũng có cam kết phải có vốn đối ứng. Nhưng khi thực hiện, vốn đối ứng này chưa được giao cho các bộ, ngành và các địa phương để báo cáo đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đó là khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Đại biểu Quốc hội: Cần tăng trách nhiệm của những đơn vị nhận vốn ODA
01:02, 01/06/2019
Làm sao để các dự án ODA không còn “đắt đỏ”?
11:30, 27/05/2019
Vì sao nhiều dự án ODA đội vốn nghìn tỷ?
15:58, 23/05/2019
Hàn Quốc tăng gấp 2 lần ODA cho Việt Nam
00:00, 20/05/2019
Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện ODA Nhật Bản
03:19, 27/02/2019
Thứ hai, các dự án về nguồn vốn ODA có tính chất khác nhau. Có những dự án ODA triển khai giải ngân nhanh, nhưng cũng có dự án ODA giải ngân chậm do tiến trình khác nhau. Giai đoạn đầu để thực hiện dự án mất thời gian từ những lĩnh vực khảo sát để triển khai thì bước ban đầu rất chậm, nhưng khi đi vào thực hiện thì giai đoạn giải ngân nhưng lập kế hoạch của chúng ta là không sát.
Có những dự án có nguồn vốn để nhiều nhưng giai đoạn đầu chưa giải ngân được. Nhưng có những dự án đã đi vào giai đoạn thực hiện, cần nguồn vốn thì khi lập kế hoạch chưa đủ. Đây cũng thể hiện nhất là trong các dự án nguồn vốn ODA dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt đối với giao thông. Báo cáo với các vị đại biểu Quốc hội, trong giai đoạnh 2016 - 2020, tổng số nguồn vốn ODA dành cho các dự án về giao thông vận tải chiếm đến 50%. Như vậy, nguồn này bị giải ngân chậm.
Thứ ba, theo Phó Thủ tướng năng lực của các chủ dự án chưa đáp ứng được. Có những dự án năng lực của ban quản lý dự án có năng lực triển khai được nhanh, có những dự án ban quản lý dự án không có năng lực tốt để triển khai.
Ngoài những nguyên nhân trên, theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, cần phải kể đến việc khó khăn vướng mắc nhất trong các dự án, đặc biệt là xây dựng là giải phóng mặt bằng.
"Phần lớn nguồn vốn ODA cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng là chủ yếu vấn đề giải phóng mặt bằng. Do đó, làm cho các dự án ODA giảm hiệu quả do kéo dài thời gian, biến động tỷ giá cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn ODA". - Phó Thủ tướng nói.