Phát triển quỹ đầu tư gắn với biến đổi khí hậu

Nguyễn Hùng - Minh Ngọc - Đình Đại 19/06/2019 06:41

Thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc, và vai trò của các địa phương là chủ động, liên kết mạnh mẽ hơn nữa để ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Thất thường về biến đổi khí hậu 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị kết quả trong 2 năm thực hiện triển khai nghị quyết 120, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh: Chúng ta phải tiếp tục nhận thức biến đổi khí hậu bất thường của thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang đe dọa sự phát triển, an toàn của người dân. Những trận mưa lớn bất thường gây lở đất, vỡ đập...

Người dân, doanh nghiệp hưởng ứng bằng cách tăng cường sự nhận thức và sự đồng thuận, tham gia của Chính phủ và cộng đồng.

Người dân, doanh nghiệp hưởng ứng bằng cách tăng cường sự nhận thức, xác định rõ thách thức trước biến đổi khí hậu.

Theo thống kê cho thấy, năm 2018, thiên tai liên tiếp xảy ra nhiều vùng đặc biệt là nhiều cơn bão lớn và tăng lên một cách kỷ lục chưa từng thấy ở Việt Nam, ở ĐBSCL. Nhiệt độ đều tăng nhanh có nơi tăng cao đến 41,6 độ. ĐBSCL lũ lớn triều cường xảy ra ở rất nhiều nơi, kể cả TPHCM cũng vượt mốc lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng cường vai trò của báo chí đối với những tác động biến đổi khí hậu lên ĐBSCL!

    17:14, 17/06/2019

  • 6 nhóm giải pháp để ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

    19:01, 16/04/2019

  • Dùng công nghệ “bình dân” để chống lại biến đổi khí hậu  

    16:32, 16/04/2019

  • Hợp tác xã nông nghiệp ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu

    10:09, 16/04/2019

  • Đánh dấu bước đột phá trong tư duy phát triển bền vững ĐBSCL

    16:50, 18/06/2019

  • Quy hoạch vùng ĐBSCL: Cần có vai trò của nhạc trưởng để phát huy hiệu quả

    13:30, 18/06/2019

Theo Thủ tướng, Việt Nam là một trong 10 nước ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu nằm ở châu Á. Nhiều người dân vẫn chưa nhận thức được thách thức này, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng ứng phó từ thiên tai hay hiện tượng nóng toàn cầu cũng như chưa ý thức góp phần giảm biến đổi khí hậu. Vì vậy, vai trò của ĐBSCL không chỉ đối với TPHCM hay Việt Nam mà còn với thế giới. Bao đời nay người dân ĐBSCL sống cuộc sống gắn với sông nước, sự trù phú của vùng đã mang đến một cuộc sống ấm no đầy đủ cho người dân. Tuy nhiên, sinh kế của hàng chục triệu người dân ĐBSCL đang đứng trước một thử thách lớn, nếu vượt qua được, vùng sẽ tăng sức bật phát triển rất lớn, bằng không chúng ta không loại trừ bất kỳ khả năng nào.

Nguy cơ lớn, thời cơ lớn

Thủ tướng nhấn mạnh, cơ hội thách thức do cách chúng ta nhìn vấn đề. Nguy cơ lớn, thời cơ lớn nếu chúng ta biết tận dụng ưu thế vùng ĐBSCL. Chúng ta dựa vào quy luật tự nhiên để phát triển, nhưng điều này không có nghĩa là cam chịu hay chấp nhận số phận, chấp nhận của tạo hóa – Thủ tướng nói.

Nhận xét về kết quả trong 2 năm thực hiện nghị quyết 120, Thủ tướng cho rằng: Chúng ta đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm tốt hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt, phải phát động có sức loan tỏa hơn nữa trong cộng đồng mang đến hiệu quả rõ nét. Chúng ta cũng huy động triệt để, các nhà khoa học, các tổ chức tư vấn phát huy vai trò chính quyền các cấp, kêu gọi sự tham gia cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của người dân.

Trước những vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Trước hết cần xác định phương châm của Chính phủ với người dân. Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng. Chính phủ thúc đẩy bằng chức năng, kiến tạo, xác định cơ chế và chính sách để khuyến khích và thúc đẩy. Chính phủ tiếp tục bố trí lại nguồn lực, bổ sung nguồn lực, trước hết là đào tạo nguồn nhân lực".

Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại hành động phát triển đầu tư một cách cụ thể. Người dân hưởng ứng bằng cách tăng cường sự nhận thức và sự đồng thuận, tham gia của chính phủ và cộng đồng.

Tăng cường các giải pháp

Về giải pháp ứng phó, tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự linh hoạt chính sách để phát triển kinh tế. Các địa phương cần chú trọng đào tạo, và đào tạo lại nguồn nhân lực đón đầu xu hướng để chuẩn bị sớm kỹ năng người lao động thích ứng với nhu cầu lao động. Và vấn đề này Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chuẩn bị đề án triển khai thực hiện.

Đối với thị trường đất đai: Cần có cơ sở khoa học để bố trí lại đất đai với lúa gạo, trái cây, thủy sản đi vào theo hướng công nghiệp chế biến xây dựng thương hiệu với sản phẩm giá trị gia tăng cao. Vấn đề này giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ trì thực hiện để chuẩn bị thay thế quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh thành ĐBSCL tới năm 2020.

Đối với thị trường yếu tố sản xuất như xây dựng hệ sinh thái, giảm chi phí giao dịch thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Về thị trường khoa học công nghệ: Các địa phương cần tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ thúc đẩy ứng dụng những sáng kiến, giải pháp cho sản xuất bền vững.

Về phát triển thị trường vốn: Cần thúc đẩy các quỹ đầu tư, các cơ chế huy động vốn, khuyến khích cho vay các lĩnh vực giúp biến đổi cơ cấu nhanh chóng tăng cường năng lực. Cần ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa trong vùng, đẩy nhanh việc triển khai sớm hoàn thành các dự án đã được quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với biến đổi khí hậu. Đưa ngân sách chi biến đổi khí hậu thành nhiệm vụ chi chính trong ngân sách của các địa phương - Bộ tài chính nghiên cứu cơ chế vấn đề này để thực hiện.

Thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc, các địa phương cùng chủ động liên kết mạnh mẽ hơn để ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu. Và TP. HCM sẽ là "nhạc trưởng" điều phối chính sách liên kết vùng, chủ trì, xây dựng cơ chế liên kết trình Chính phủ xem xét - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Nguyễn Hùng - Minh Ngọc - Đình Đại