EVFTA và EVIPA: Tạo thế cân bằng thu hút đầu tư
EVFTA và EVIPA được ký kết, dòng vốn FDI (không chỉ từ các nước EU) đổ vào Việt Nam được dự báo tăng mạnh để hưởng lợi chính sách ưu đãi thuế.
Tự do chuyển vốn
Dự kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ gia tăng không chỉ từ các nước thành viên EU tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam và thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN khác mà còn từ nhà đầu tư các nước khác tìm kiếm cơ hội thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường EU.
Đến nay, các nhà đầu tư EU đã có 2.244 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24,67 tỷ USD, chưa tính một số dự án lớn khác thông qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thứ ba.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT, Hiệp định EVIPA có các cam kết nhằm đảm bảo an toàn cho vốn và tài sản của nhà đầu tư như: đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cam kết bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam - EU: Hoàn tất ký kết Hiệp định EVFTA và IPA
18:21, 30/06/2019
“EVFTA và IPA là hai cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam – EU”
17:00, 30/06/2019
Thách thức thực thi của EVFTA và EVIPA
16:45, 30/06/2019
EVFTA và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
16:16, 30/06/2019
Ký kết EVFTA: Khẳng định sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam
15:55, 30/06/2019
Mong Chính phủ Việt Nam, EU và từng nước thành viên EU sớm phê chuẩn EVFTA và IPA
10:15, 30/06/2019
EVFTA là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp
02:02, 30/06/2019
Bên cạnh đó, cam kết cho phép nhà đầu tư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài.... Cam kết trong EVIPA được xây dựng chi tiết và cân bằng hơn các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký với các quốc gia thành viên EU, ông Dũng nói.
EVFTA và EVIPA mở ra nhiều kỳ vọng cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn FDI công nghệ cao
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng: muốn thu hút được đầu tư từ EU, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, điện, nước, nguồn nhân lực, nhà xưởng khu công nghiệp để sẵn sàng đón doanh nghiệp EU vào đầu tư.
Nếu doanh nghiệp Việt không hành động, không bắt tay vào thì dù Nhà nước có ký hiệp định thương mại có ưu đãi gì đi chăng nữa thì cũng đều vô nghĩa. Hiệu ứng từ việc ký kết này phải được thể hiện bằng cán cân kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giữa Việt Nam và EU, ông Thắng nói.
Tạo thế cân bằng
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT: Hiệp định EVIPA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, giúp Việt Nam đạt được cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, hỗ trợ phát triển bền vững, trên cơ sở những điểm tiến bộ của EVIPA so với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký giữa Việt Nam và các nước thành viên EU.
Hiệp định EVIPA còn giúp hỗ trợ sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước thông qua tác động lan tỏa, do EU là khu vực có trình độ công nghệ phát triển cao, FDI gia tăng từ EU có thể đem theo thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực và khả năng hấp thụ công nghệ của khu vực trong nước,ông Dũng nhấn mạnh.
Cam kết tự do hóa đầu tư trực tiếp trong EVFTA và cam kết về bảo hộ đầu tư trong EVIPA giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.
Mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới.
Các chuyên gia cho rằng, dự kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ gia tăng không chỉ từ các nước thành viên EU tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam và thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN khác mà còn từ các nhà đầu tư các nước khác tìm kiếm cơ hội thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường EU.