Hà Nội: Cần "trải thảm đỏ" hơn nữa cho các DNNVV, FDI
Hà Nội cần có chính sách "trải thảm đỏ" hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, FDI vào đầu tư. Đồng thời xây dựng liên kết cùng các doanh nghiệp phát triển công nghiệp Thủ đô.
Cụ thể, tại kỳ họp lần thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ và phát triển hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Theo ông Phạm Đình Đoàn, tổ Hoàng Mai đề nghị thành phố tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội có 13.690 doanh nghiệp mới thành lập, tăng 10%, nhưng số doanh nghiệp giải thể tăng 45%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 36%. Do đó, ông Đoàn nêu rõ, cần phân tích 4 số liệu cơ bản là số doanh nghiệp thành lập, số doanh nghiệp giải thể, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và doanh nghiệp hoạt động trở lại; từ đó sẽ có giải pháp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: Lời giải nào cho sông Tô Lịch?
15:32, 08/07/2019
Hà Nội: Thống nhất phương án vay lại Dự án Đường sắt đô thị
13:39, 08/07/2019
Hà Nội: Nhiều công trình chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng
12:00, 08/07/2019
Sân chơi chung cho các startup, doanh nghiệp Hà Nội
07:00, 13/10/2018
Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Đình Đoàn cho rằng, dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang trở nên khó lường nhưng thành phố cần tận dụng những mặt tích cực và cơ hội từ đó để đẩy mạnh thu hút đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao.
"6 tháng đầu năm, Hà Nội đã rất thành công khi xúc tiến đầu tư đạt 5,3 tỷ USD, dẫn đầu cả nước, nên 6 tháng cuối năm cần tận dụng cuộc chiến tranh thương mại này để có thể thu hút thêm các nhà đầu tư công nghệ cao vào thành phố", ông Đoàn nhận định.
Đồng quan điểm với đại biểu Phạm Đình Đoàn, đại biểu Nguyễn Hoàng, tổ đại biểu huyện Phú Xuyên thông tin, thành phố cần tập trung làm rõ, đánh giá vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ. Đặc biêt, tập trung vào giải pháp khuyến khích phát triển, rà soát hạ tầng và chính sách "trải thảm đỏ" hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, FDI vào đầu tư, liên kết cùng các doanh nghiệp phát triển công nghiệp Thủ đô.
Đồng thời, đại biểu Hoàn cho rằng cần phải rà soát toàn bộ các quy định, quy chế của thành phố; bãi bỏ các quy định quy định, quy chế, giấy phép chồng chéo, cản trở phát triển trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng, đề xuất cắt giảm các quy định hiện hành gây bất cập cho các doanh nghiệp.
Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền Hà Nội cho biết, trên cơ sở đề án hỗ trợ khởi nghiệp được thành phố Hà Nội thông qua, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh đã tăng 9% số doanh nghiệp và 17% số vốn. Qua đó, số doanh nghiêp quay lại hoạt động tăng đột biến với 14,8% so với tỷ lệ doanh nghiệp của toàn quốc, thể hiện dấu hiệu khởi sắc của hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng vừa ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai Quy chế "Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu" năm 2019 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
Đặc biệt, trong thời gian tới, thành phố sẽ đẩy mạnh phổ biến các chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố để phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù vậy, thống kê từ Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở KH&ĐT Hà Nội, tín hiệu đáng mừng là có 3.529 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Đáng chú ý, các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; khoa học công nghệ; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng tiếp tục dẫn đầu với 8.882 doanh nghiệp. Thấp nhất là khối doanh nghiệp thuộc ngành khai khoáng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; y tế và trợ giúp xã hội; nghệ thuật vui chơi và giải trí chỉ có 367 doanh nghiệp. Đáng chú ý, trên địa bàn Hà Nội, hồ sơ doanh nghiệp đều được đăng ký trực tuyến đạt 100%, mức độ 3 là 70.204 hồ sơ, đạt tỷ lệ 79%, mức độ 4 là 20.999 hồ sơ, đạt tỷ lệ 21% tổng số hồ sơ được chấp thuận, trong đó có 1.318 hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng, chiếm tỷ lệ 1,3% trên số lượng hồ sơ giải quyết. |