Thủ tướng yêu cầu thanh tra, xử lý các trường đại học “hữu danh vô thực”

Minh Phượng 06/08/2019 15:43

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT tiến hành tranh tra, xử lý các trường đại học có tên mà không có trường, hữu danh vô thực, nhất là trường hạ điểm chuẩn quá thấp, "vơ vét" sinh viên để kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 vào sáng nay, 6/8.

Thủ tướng cũng bày tỏ trăn trở về tình trạng giáo dục đạo đức lối sống chưa đúng mức, giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng thực thành còn hạn chế.

Thủ tướng cũng bày tỏ trăn trở về tình trạng giáo dục đạo đức lối sống chưa đúng mức, giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng thực thành còn hạn chế.

Việt Nam có 2 trường đại học đạt Top 1000 thế giới, 7 trường lọt Top châu Á. Nhiều khu vực vốn được coi là “vùng trũng” của giáo dục đã có sự vươn lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn có những điểm yếu kém cần phải nhìn nhận thẳng thắn và khắc phục ngay.

Đóng cửa sơ cở đào tạo kém chất lượng

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường đại học “có tên mà không có thực”, hữu danh vô thực. “Và tôi cũng yêu cầu các đồng chí trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài. Xã hội hóa là cần thiết nhưng kiếm tiền trên giáo dục là không ổn”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng chỉ đạo, Bộ trưởng GD&ĐT phải tiến hành kiểm tra và dừng ngay các ngành đào tạo chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nề nếp hơn.  Việc đào tạo, đầu ra phải đảm bảo cán bộ làm việc tốt và đáp ứng được nhu cầu hội nhập sâu rộng, chứ không để tình trạng có bằng nhưng không biết làm việc. Phải tiếp tục chấn chỉnh vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

  • Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: “Không có vùng cấm trong xử lý sai phạm chấm thi”

    18:05, 01/08/2018

  • Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ thực hiện nhiệm vụ

    21:37, 22/05/2019

  • Thủ tướng Chính phủ: Công chức cần xoá bỏ văn hoá "sáng cắp ô đi chiều cắp ô về"

    00:02, 20/05/2019

  • Thủ tướng Chính phủ: Phát triển đất nước phải dựa vào năng suất lao động

    10:16, 05/05/2019

Nhấn mạnh các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu trực trạng, nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, “vơ vét”, “thu gom” sinh viên đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu… “Chúng ta không thể chấp nhận một tình trạng chất lượng đào tạo giáo dục Đại học, Trung học thấp mà người ta thường hay kêu ca. Học ra để làm việc chứ không phải học ra có cái bằng tượng trưng nào đó do một cái trường kém chất lượng cấp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Các địa phương phải rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ hiện nay. Tiếp tục rà soát, tinh gọn hiệu quả đội ngũ phục vụ tại các trường học, tránh tình trạng quá nhiều nhân viên y tế, bảo vệ, kế toán…

Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị có trách nhiệm cùng nhà trường giải quyết các vấn đề đạo đức trong và ngoài trường học trên địa bàn như bạo lực học đường, an toàn giao thông, bán hàng quán trước cổng trường, tệ nạn xã hội…

Năm học 2019-2020 này, phải tạo chuyển biến căn bản trong đạo đức, lối sống, kể cả kỹ năng sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là trách nhiệm của toàn xã hội mà nhà trường đóng vai trò trung tâm. 

Nâng cao chất lượng giáo dục sư phạm

Muốn có chất lượng đầu ra của cở sở giáo dục đạt chất lượng cao thì đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác giáo dục đào tạo phải có chất lượng cao. Thủ tướng chính phủ yêu cầu: Đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung vào các trường ĐH sư phạm trọng điểm như Sư phạm Hà Nội, TP.HCM, còn các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho các địa phương.

"Các trường đại học sư phạm đào tạo sinh viên ra trường phải là những nhà giáo dục chứ không phải là những thầy dạy. "Máy cái” phải tốt mới có các “máy con” tốt", Thủ tướng khẳng định.

Theo Thủ tướng,“trường sư phạm phải là trường mô phạm”, các trường sư phạm phải chú ý đến vấn đề này. Bên cạnh đó, các trường phải gắn kết chặt chẽ trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tiến tới các địa phương đặt hàng đối các trường sư phạm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, việc giáo dục đạo đức lối sống trong trường học hiện này chưa thực sự đúng mực và giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành còn yếu.

Việc dạy chữ được quốc tế đánh giá tốt nhưng dạy người vẫn còn bất cập. Các trường chưa dành nhiều thời gian và có giáo trình cần thiết cho việc giáo dục đạo đức lối sống.

Cho nên một số bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay vẫn vi phạm đạo đức lối sống gây bức xúc xã hội. Bên cạnh đó, một số giáo viên sa sút đạo đức, như: giáo viên thông đồng nâng điểm, giáo viên ngược đãi học sinh,…  "Đây là vấn đề cần sự quan tâm sâu sắc của ngành giáo dục”.

Do vậy, Thủ tướng nhấn mạnh việc cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống. "Việc giáo dục đạo đức là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta đã nói nhiều điều này nhưng thực hành chưa được bao nhiêu”.

Bộ GD&ĐT cũng cần rà soát chương trình dạy đạo đức lối sống, đảm bảo thiết thực, đủ số giờ và nội dung về đạo đức lồng ghép trong các môn văn hóa khác.

Giáo dục đạo đức không chỉ trong trường mà còn thông qua hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để học sinh được tiếp xúc với văn hóa tốt đẹp. Điều quan trọng nhất, thầy cô mẫu mực cũng là tấm gương đạo đức quý giá nhất để học sinh noi theo. 

Nêu định hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị: “Việc đầu tiên liên quan tới địa phương đó là yêu cầu bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống trường học, nhất là hệ thống mẫu giáo, mầm non hiện nay đang thiếu nghiêm trọng”.

Yêu cầu các địa phương giải quyết dứt điểm việc thiếu trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay. “Nếu chúng ta không giải quyết tốt vấn đề này, thì hậu quả xã hội rất lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Minh Phượng