Truyền thông là “cầu nối” giữa người dân với Quốc hội
Báo chí và Quốc hội có mối quan hệ mật thiết, báo chí là “cầu nối” để phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của người dân với Quốc hội.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ tại hội thảo “Báo chí với hoạt động của Đại biểu Quốc hội”, do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức, ngày 8/8.
Theo ông Hùng, Quốc hội luôn quan tâm tới vấn đề truyền thông nhằm nâng cao năng lực hiệu quả của hoạt động Quốc hội, để từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cử tri với Quốc hội. Trong 74 năm hình thành và phát triển, hoạt động của Quốc hội ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân, trong đó báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về hoạt động của Quốc hội, các ĐBQH tới người dân và bạn bè quốc tế.
“Quốc hội đang đổi mới tiến tới xây dựng Quốc hội hành động, trong đó vai trò của ĐBQH là hạt nhân, nòng cốt. Cho nên vai trò của truyền thông, mạng xã hội có tác động rất lớn đối với các ĐBQH trong quá trình hoạt động mình,”, ông Hùng nói.
Tại hội thảo, bà Iwama Nozomi, Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam chia sẻ, cần nâng cao hiệu quả của truyền thông, mạng xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH và Quốc hội. Từ đó, đem lại thông tin có ý nghĩa với cuộc sống người dân.
"Tại Việt Nam, internet đã phát triển rất nhanh chóng, theo thống kê của tổ chức internet thế giới, cuối năm 2018 số người Việt Nam tham gia phổ cập internet chiếm tới 70,35%, mạng xã hội như Facebook đang được sử dụng nhiều trong giới trẻ. Cho nên cần đưa ra cách thức để trao đổi thông tin, lấy ý kiến hay quảng bá hoạt động của Quốc hội trên mạng xã hội là xu hướng của thời đại mới", bà Iwama Nozomi nói.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Đại biểu Quốc hội lên tiếng
15:10, 07/08/2019
Kỳ án "buôn lậu" gỗ trắc: Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị bất ngờ với bản án
11:05, 27/07/2019
[Emagazine] Nhìn lại những điểm nhấn nổi bật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV
11:12, 15/06/2019
Tập trung triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV
14:00, 16/07/2019
Hiến kế cho việc sử dụng thông tin mà báo chí phản ánh, cũng như mạng xã hội để các ĐBQH có thể chọn lọc trong hoạt động của mình, ông Kuboya Masayoshi, giảng viêng Đại học Tokai Nhật Bản cho rằng, hiện có nhiều loại hình truyền thông trên mạng hiện nay gồm website, thư điện tử, mạng xã hội, Youtube... Tại Nhật Bản từ tháng 6/2013 đã cho phép sử dụng internet để vận động, tranh cử.
"Do đó, các nghị sĩ phải tham gia trực tiếp vào quá trình tuyền tải thông tin trên internet. Tuy nhiên, phải chọn lọc thông tin tránh việc đưa các thông tin mang tính phân biệt về giới, những thông tin độc, và phải kiểm tra cẩn thận trước khi đưa thông tin, ý kiến của mình lên internet", ông Kuboya Masayoshi cho biết.
Đưa ra giải pháp để đối phó với các thông tin “công kích”, theo ông Masayoshi, muốn tranh luận và phản biện trực diện thì cần đăng tải thông tin xác thực để chứng minh ngược cho sự công kích đó. “Khi xảy ra công kích trên mạng xã hội cần có trao đổi, phản biện trên các trang khác để mọi người đọc và hiểu thay vì tranh cãi trên chính website đó, vì làm như vậy sẽ như đổ thêm dầu vào lửa”.
Và để làm được việc này, theo ông Masayoshi, các nghị sĩ cần đưa thông tin chính xác trên tài khoản mạng xã hội của mình và kiểm soát nó, không để người khác giả mạo tài khoản để đưa lên những thông tin không đúng. Các nghị sĩ cũng công bố cho mọi người biết đâu là tài khoản mạng xã hội mà mình đang sử dụng sử dụng, tránh việc bị giả mạo.
Còn theo nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch tập đoàn truyền thông Lê, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương: trào lưu “auto sent”, “au to chửi” đang rất nguy hiểm trong sử dụng mạng xã hội.
Do đó, ông Vinh kiến nghị các ĐBQH không để ai giả mạo tài khoản của mình khi sử dụng mạng xã hội, chỉ chia sẻ những thông tin xác thực, hạn chế đưa thông tin cá nhân. Ông Vinh cho rằng, đại biểu quốc hội là đại diện cho tiếng nói của người dân, tránh đưa những thông tin mang tính quan điểm cá nhân, không bình luận trên mạng về những thông tin trên nghị trường, đồng thời tránh thảo luận các vấn đề riêng tư, kiểm soát bình luận và tránh tranh cãi trên mạng.