Canh cánh nỗi lo “thủy điện”
Đến hẹn lại lên, người dân nơi có công trình thủy điện đang vận hành lại mang trong mình nỗi lo canh cánh khi mùa mưa lũ đến.
Đến hẹn lại lên, người dân nơi có công trình thủy điện đang vận hành lại mang trong mình nỗi lo canh cánh khi mùa mưa lũ đến.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến nay, cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép cho 32 dự án với tổng công suất 1.359,9 MW. Trong số đó có 13 dự án đã vận hành phát điện với công suất 780,5 MW; 2 dự án đang chạy thử chuẩn bị vận hành phát điện công suất 75MW; 9 dự án đang triển khai thi công; 5 dự án có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện.
Người dân lãnh hậu quả
Không thể phủ nhận nguồn thủy năng phát ra từ các tuapin thủy điện đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo nguồn năng lượng điện lưới phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, thực trạng thủy điện mọc lên như nấm khiến môi trường sống liên tục bị đảo lộn.
Thậm chí nhiều địa phương còn “bật đèn xanh” cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn di chuyển hàng chục nghìn hộ dân đi tái định cư ở nơi khác để nắn, chặn dòng chảy làm thủy điện. Hậu quả nhãn tiền là điệp khúc mùa kiệt, thủy điện tích nước. Mùa mưa về, hệ thống các thủy điện lại đồng loạt xả lũ khiến tính mạng, tài sản của không ít người dân lơ lửng cùng dòng nước xiết.
Đơn cử, vào ngày 23/5/2019, anh Vi Văn May (SN 1985) trú tại bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An bị lật thuyền, đuối nước tử vong khi đang chèo thuyền đánh bắt cá trên dòng Nậm Nơn. Nghi ngờ cái chết do nhà máy thủy điện Nậm Nơn xả nước không thông báo theo quy trình, người nhà đã đưa thi thể đến cổng nhà máy yêu cầu làm rõ.
Tiếp đó, vào tháng 7/2019, cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương đã khởi tố vụ án Hình sự “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.
Mặt trái của câu chuyện xây dựng thủy điện hiện nay vẫn còn là nỗi lo chưa bao giờ nguôi đối với người dân dưới chân các công trình thủy điện.
Trong diễn biến tương tự vào những ngày gần đây, 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã phải đưa trên 5.000 người trong vùng ảnh hưởng đi sơ tán trước lo lắng vỡ đập thủy điện Đắk Kar, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông.
Nguyên nhân là do những ngày đầu tháng 8/2019, lưu vực lòng hồ Đắk Kar đã chứng kiến lượng mưa chưa từng có trong những năm gần đây ở các tỉnh Tây Nguyên. Lượng mưa đổ xuống lưu vực lòng hồ do được đã lên đến gần 1.000mm khiến các cửa xả lũ của công trình thủy điện này vượt quá tầm kiểm soát, nguy cơ vỡ đập chứa rất cao.
Cũng trong những ngày đầu tháng 8/2019, theo thống kê của Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), do ảnh hưởng của mưa lớn liên tục xảy ra ở khắp các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ sau bão số 3 đã có 14 hồ thủy điện đang phải xả lũ.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, xử lý sự cố tại 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông
18:15, 12/08/2019
Sau bão nhiều hồ thủy điện vẫn "mắc cạn"
13:13, 08/08/2019
Nhiều hồ thủy điện trong tình trạng xấp xỉ mức nước chết: Các địa phương chủ động dự trữ nước
18:09, 26/07/2019
Thời tiết hạn hán nghiêm trọng, nhiều hồ thủy điện chạm mực nước chết
18:10, 25/07/2019
Thủy điện Bắc Hà "mắc cạn" vì đâu?
11:30, 16/07/2019
Thủy điện trên sông Đà có đủ điều kiện chống lũ ?
15:03, 02/07/2019
Lơ lửng “bom nước” nơi thượng nguồn
Trên 1km dòng sông Nậm Mộ, đoạn qua xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (một hợp lưu lớn của sông Cả) đã có đến 3 dự án đã đi vào hoạt động và 1 dự án chủ đầu tư đang khảo sát xin cấp phép đầu tư gồm nhà máy thủy điện Nậm Cắn, thủy điện Nậm Mô và thủy điện Bản Cánh với tổng công suất 38MW.
Khi dòng sông Cả chảy xuống địa phận huyện Con Cuông, các nhà máy thủy điện Chi Khê (41MW), Khe Thơi… cũng đua nhau chặn dòng, nắn dòng để triển khai xây dựng.
Kỹ sư thủy lợi Nguyễn Quang Hòa - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thủy lợi cho rằng, việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay ngay trên hệ thống sông Cả đã khiến cho hạn hán, lũ lụt liên tục xảy ra. Đây là hệ thống sông chính cung cấp nước tưới cho các huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành… nhưng khi lúa trổ vụ Đông Xuân và gieo trồng vụ Hè Thu đều gặp cảnh thiếu nước.
Hệ lụy do thủy điện gây ra trong thời gian qua đối với người dân đã quá nặng nề. Không chỉ vậy, với những “bom nước” đang treo lơ lửng nơi thượng nguồn các sông, hồ lớn đã khiến tính mạng của hàng nghìn người dân đang phải đánh đu với tử thần mỗi khi mùa mưa lũ về. Chính vì vậy, mặt trái của câu chuyện xây dựng thủy điện hiện nay vẫn còn là nỗi lo chưa bao giờ nguôi đối với người dân dưới chân các công trình thủy điện.