Đấu thầu cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp băn khoăn tiêu chí vốn sở hữu và kinh nghiệm

Anh Duy 25/09/2019 11:25

Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp trong nước là các tiêu chí về vốn chủ sở hữu, kinh nghiệm, năng lực... được Bộ Giao thông đưa ra như thế nào cho việc tuyển chọn nhà đầu tư trong nước.

dự kiến tháng 10 tới Bộ sẽ phát hồ sơ mời thầu và sơ tuyển nhà đầu tư trong nước cho 8 đự án cao tốc Bắc - Nam, chấm sơ tuyển và tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào đầu năm 2020.

Dự kiến tháng 10 Bộ GTVT sẽ phát hồ sơ mời thầu và sơ tuyển nhà đầu tư trong nước cho 8 đự án cao tốc Bắc - Nam, chấm sơ tuyển và tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào đầu năm 2020.

Sơ tuyển nhà đầu tư trong nước trong tháng 10

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công tư, Bộ GTVT thông tin, sau khi hủy kết quả sơ tuyển đấu thầu quốc tế, dự kiến tháng 10 tới Bộ sẽ phát hồ sơ mời thầu và sơ tuyển nhà đầu tư trong nước cho 8 đự án cao tốc Bắc - Nam, chấm sơ tuyển và tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào đầu năm 2020.

"Chúng tôi sẽ cố gắng rút ngắn thời gian các công đoạn để kịp tiến độ triển khai cao tốc Bắc Nam theo kế hoạch đã đề ra", ông Nguyễn Danh Huy nói.

Vụ trưởng Đối tác công tư cho biết, phần lớn tiêu chí đối với nhà đầu tư trong nước sẽ vẫn giữ nguyên như vốn chủ sở hữu chiếm 20% dự án, song một số tiêu chí khác về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đang được Bộ lấy ý kiến theo hướng hạ thấp hơn so với nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá sơ bộ về năng lực của nhà đầu tư trong nước, ông Huy cho biết, tại vòng sơ tuyển đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc Nam đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện vào vòng đấu thầu.

“Tuy nhiên, hiện nay chưa khẳng định năng lực các nhà đầu tư tham gia như thế nào, các doanh nghiệp cần nộp hồ sơ sơ tuyển sau đó sẽ được chấm điểm năng lực”, ông Huy nói.

Dự kiến, sau khi kết thúc sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước sẽ tổ chức đấu thầu vào khoảng tháng 3/2019 để có thể triển khai các dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Hãy tạo “tấm lưới an toàn” cho cao tốc Bắc - Nam (Kỳ II): Hóa giải “chiêu thức” hạ giá để trúng thầu?

    11:07, 12/09/2019

  • Đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Tiêu chí sơ tuyển đang “thách đố” doanh nghiệp nội?

    00:32, 16/08/2019

  • Đấu thầu tuyến đường cao tốc Bắc - Nam: Sẽ có doanh nghiệp Việt

    00:59, 02/08/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Đường sắt cao tốc Bắc - Nam nên xây dựng như thế nào?

    11:06, 30/07/2019

  • PPP là lựa chọn tối ưu cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam

    11:00, 28/07/2019

Doanh nghiệp băn khoăn tiêu chí

Bày tỏ vui mừng, ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, đây là tin vui đối với nhiều doanh nghiệp trong nước vì họ có nhiều cơ hội tham gia đầu tư cao tốc Bắc Nam. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là các tiêu chí về vốn chủ sở hữu, kinh nghiệm, năng lực... được Bộ Giao thông đưa ra như thế nào.

Nếu vốn chủ sở hữu được yêu cầu quá cao thì cũng không thể có nhiều nhà đầu tư tham gia. Đến nay doanh nghiệp chưa biết tiêu chí mới của Bộ Giao thông Vận tải đưa ra có dễ hơn trước hay không.

Ngoài ra, vấn đề khó khăn là nguồn vốn tín dụng thiếu do nhiều ngân hàng coi dự án BOT là rủi ro. Như các dự án như Hữu Nghị - Chi Lăng, Trung Lương - Mỹ Thuận mặc dù là cấp thiết song ngân hàng vẫn siết chặt cho vay. 

Cùng với đó, rủi ro về vốn góp của nhà nước thường qua nhiều thủ tục nên có thể chậm giải ngân, phía ngân hàng yêu cầu vốn nhà nước phải giải ngân thì họ mới giải ngân vốn tín dụng.

Trên thực tế, phản ánh thời gian qua, nhiều dự án BOT gặp thua lỗ, vỡ phương án tài chính khiến nhiều nhà đầu tư nao núng cũng như các ngân hàng khó khăn và không muốn tiếp tục cho vay. Nhiều ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn và phải thế chấp đến 50-60% tổng vốn đầu tư.

Do đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn các tiêu chí xét thầu được hạ thấp hơn như vốn chủ sở hữu, năng lực để nhà đầu tư trong nước có thể tham gia đấu thầu.

Từng cho ý kiến về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, vấn đề đánh giá, thẩm định hồ sơ phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, vô tư.

Đặc biệt, nhắc tới điều kiện, một điểm khiến bà Lan rất băn khoăn là tiêu chí đánh giá nhà thầu với thang điểm 100. Theo đó, năng lực tài chính chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm (tương ứng với 60 điểm); năng lực kinh nghiệm chiếm 30% (30 điểm) và phương pháp triển khai dự án chiếm 10% (10 điểm). 

"Về năng lực tài chính, Chính phủ đã thống nhất cho phép các nhà đầu tư hợp vốn để có thể đáp ứng đủ 60%, tuy nhiên về yêu cầu kinh nghiệm thực hiện dự án, hoặc phải từng thực hiện các dự án có quy mô tương tự... đây là một bài toán gây khó cho các doanh nghiệp trong nước”, bà Lan nói.

Theo vị chuyên gia, ở Việt Nam, hầu hết các dự án cao tốc đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc và Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước gần như không có điều kiện được tham gia, như thế lấy đâu ra kinh nghiệm để chứng minh.

“Thực tế, có những doanh nghiệp trong nước có trình độ, năng lực xây dựng dự án khác quy mô, dù lần đầu tham gia nhưng cũng đang thực hiện  tốt như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Tôi cho rằng, muốn doanh nghiệp có kinh nghiệm thì phải để cho họ làm, phải làm mới có được kinh nghiệm. Vì thế, yêu cầu về kinh nghiệm cũng là một tiêu chí nhưng cần phải được nghiên cứu, xem xét linh hoạt, không nên biến điều kiện thành cái bẫy nhằm gạt các nhà đầu tư nội có năng lực tốt ra khỏi cuộc chơi để đưa những nhà đầu tư yếu kém vào", bà Lan nêu quan điểm.

8 dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Đồng Nai.

Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này 104.070 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư Nhà nước 40.360 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Anh Duy