Vì sao người dân đề nghị đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội?

Hương Giang 07/10/2019 14:49

Mặc dù đã có phương án đền bù, hỗ trợ cho người dân tại Thủ Thiêm, thế nhưng vì sao cử tri vẫn một mực đề nghị vấn đề này phải đưa ra nghị trường Quốc hội?

Cần đưa vấn đề Thủ Thiêm ra Quốc hội…

Theo đó, sáng 7/10, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 7 đã tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Các thành phần đại điểu đại diện tiếp xúc cử tri bao gồm: bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó chánh án TAND TP HCM.

sáng 7/10, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 7 đã tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Sáng 7/10, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 7 đã tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các vấn đề liên quan tới Thủ Thiêm.

Thêm một lần nữa vấn đề Thủ Thiêm lại được các cử tri đặt câu hỏi tới các đại biểu với những nội dung xoay quanh công tác đền bù thỏa đáng cho những người dân mất đất trong suốt thời gian qua.

Đại diện cử tri phường An Khánh, cho rằng: 5 khu phố thuộc 3 phường ở quận 2 nằm ngoài ranh dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhiều năm qua, người dân khiếu nại về vấn đề này nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. “Người dân đã khiếu nại 20 năm qua, vì vậy đề nghị các đại biểu đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội để có một nghị quyết về vấn đề này. Đề nghị Chính phủ lập đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết rốt ráo” – đại diện cử tri kiến nghị.

nhiều cử tri một lần nữa mong muốn được đưa vấn đề Thủ Thiêm lên nghị trường Quốc hội. Đồng thời, cử tri cũng đề nghị được biết việc thanh tra kết luận ra sao, dựa vào cơ sở nào thì cần trả lời cho bà con biết. Và việc Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thì phải công bố và giải thích cho bà con hiểu.

Nhiều cử tri một lần nữa mong muốn được đưa vấn đề Thủ Thiêm lên nghị trường Quốc hội. 

Tương tự, đại diện cử tri phường Thủ Thiêm, quận 2 cũng cho rằng, sau khi bị thu hồi đất, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm kế sinh nhai do bị bố trí trong khu tạm cư chật chội, nhiều lần đề nghị cấp thêm chỗ ở rộng rãi hơn nhưng không được giải quyết.

Liên quan đến đề cập của cử tri về diện tích 160 ha tái định cư bị giao cho 51 dự án và đặt câu hỏi lãnh đạo TP đã rà soát ra sao và đề nghị TP HCM lấy lại 160 ha đất đã giao cho các doanh nghiệp.

Chia sẻ với cử tri, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM cho hay: Thời gian qua, ông đã nhận được rất nhiều phản ánh của cử tri, do đó, “đề nghị Chủ tịch UBND quận 2, chỉ đạo các cơ quan liên quan quan tâm đến trường hợp này. Khi người dân đóng góp sức mình cho sự phát triển của địa phương nhưng gặp khó khăn, cần phải quan tâm” - ông Khuê nói.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri Thủ Thiêm mong muốn được đối thoại với Thanh tra Chính phủ để làm rõ dựa vào cơ sở nào để nói trong ranh hay ngoài ranh. Về vấn đề này, ông Khuê ghi nhận và cho biết sẽ báo cáo lại để có xem xét và trả lời thấu đáo cho người dân.

…và đề nghị công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ

Cũng trong buổi tiếp xúc, nhiều cử tri một lần nữa mong muốn được đưa vấn đề Thủ Thiêm lên nghị trường Quốc hội. Đồng thời, cử tri cũng đề nghị được biết việc thanh tra kết luận ra sao, dựa vào cơ sở nào thì cần trả lời cho bà con biết. Và việc Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thì phải công bố và giải thích cho bà con hiểu.

Đáp lại kiến nghị của cử tri, ông Khuê cho biết: Trước đây ông có đề nghị và lần này ông cũng sẽ trình vấn đề Thủ Thiêm lên Ban Dân nguyện của Quốc hội để Ban Dân nguyện trình Thường vụ Quốc hội xem xét. "Trong chương trình họp nếu cần thiết yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về tình hình Thủ Thiêm hay không. Và điều này thuộc thẩm quyền của Thường vụ Quốc hội nhưng tổ đại biểu chúng tôi sẽ cố gắng đề nghị, chứ không tránh né” - ông Khuê nói.

Về vấn đề cử tri đề nghị lãnh đạo TP HCM lấy lại 160 ha đất tái định cư đã giao cho các doanh nghiệp, ông Khuê cho biết sẽ báo cáo lại với các cơ quan liên quan.

Theo ông Khuê, ý kiến của cử tri mong muốn được minh bạch và rõ ràng về 160 ha mà theo Quyết định 367 của Thủ tướng là để bố trí tái định cư liền kề với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, vừa thống kê vừa nắm lại hiện trạng, xem từng giai đoạn các dự án đó giải quyết ra sao. “Nếu thấy rằng năng lực chủ đầu tư không đủ điều kiện, đăng ký dự án đó để tìm cách chuyển nhượng lẫn nhau giữa các nhà đầu tư mà thả giá bồi thường cho người dân trong các dự án xã hội thì phải dứt khoát” - ông Khuê nói.

tại kỳ họp bất thường ngày 6/10, HĐND TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, nhấn mạnh: TP.HCM cần sớm giải quyết quyền lợi của người dân và hoàn thành các mục tiêu quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Tại kỳ họp bất thường ngày 6/10, HĐND TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, nhấn mạnh: TP.HCM cần sớm giải quyết quyền lợi của người dân và hoàn thành các mục tiêu quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Trước đó, tại kỳ họp bất thường ngày 6/10, HĐND TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: TP HCM cần sớm giải quyết quyền lợi của người dân và hoàn thành các mục tiêu quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lãnh đạo TP.HCM ghi nhận, biểu dương và chân thành cảm ơn người dân thành phố trong các vùng quy hoạch, trong đó có người dân Thủ Thiêm đã chấp hành việc di dời, bàn giao mặt bằng; đồng thời, chia sẻ những khó khăn, xáo trộn trong cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi động dự án cầu Thủ Thiêm 4 trị giá 5.200 tỷ đồng

    00:26, 18/09/2019

  • Vì sao phải đấu giá thí điểm 4 lô đất vàng ở Thủ Thiêm?

    05:40, 09/09/2019

  • TP.HCM xin tiếp tục điều chỉnh phê duyệt 3 dự án tại Thủ Thiêm

    00:00, 04/09/2019

  • TP HCM gọi đầu tư dự án khu phức hợp 1.659 tỷ đồng tại Thủ Thiêm

    13:37, 28/08/2019

Đối với việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung cho các hộ dân trong khu đất 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An (quận 2), TP HCM đã xem xét, bàn bạc, thảo luận thấu đáo nhiều lần và nhiều cuộc thẩm tra để ban hành Dự thảo Chính sách bổ sung. Sau khi HĐND TP.HCM thảo luận, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết tại kỳ họp, UBND Thành phố cần khẩn trương ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung và sớm có kế hoạch triển khai thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, minh bạch, công khai…

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Võ Văn Hoan cũng đã trình bày Tờ trình về Chủ trương xây dựng chính sách giải quyết bồi thường hỗ trợ tái định cư bổ sung đối với các hộ dân trong khu đất khoảng 4,3 ha. Theo đó, thực hiện Kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, đồng thời để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, UBND TP.HCM xây dựng dự thảo Chính sách bổ sung trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, phù hợp thực tiễn, không để phát sinh khiếu nại mở rộng.

Theo ông Võ Văn Hoan, việc xây dựng Chính sách trên là nội dung phát sinh hoàn toàn mới, mang tính chất bổ sung chính sách đối với các hộ dân trong khu đất khoảng 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An (Quận 2) mà TP.HCM phải thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Vì vậy, Thành phố cần khẩn trương xây dựng và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư này để đảm bảo an dân, hạn chế nguy cơ tạo ra những diễn biến phát sinh phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Ông Võ Văn Hoan cũng cho biết, qua tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của người dân, thì nội dung chính sách dự kiến đã được đa số người dân  đồng thuận (chiếm 90,86%). Cụ thể, có 331 hồ sơ (gồm: 93 hộ nhà, đất thuộc quyền sở hữu tư nhân; 148 hộ nhà, đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước; 90 hộ nhà, đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công); tổng diện tích bồi thường, hỗ trợ bổ sung khoảng 3/4,3 ha. Thành phố đã tiếp xúc được 308/331 hộ (23 hộ có thư mời nhưng không đến hoặc không liên lạc được).

Cụ thể, có 172 hộ đồng ý với chính sách dự kiến; có 108 cơ bản đồng ý với  chính sách dự kiến, nhưng có đề nghị xem xét, làm rõ một số nội dung trong chính sách; có 27 hộ không đồng ý với chính sách dự kiện. Các ý kiến không đồng ý tập trung vào nội dung: Trả lại nhà đất tại vị trí giải tỏa (khôi phục hiện trạng); tái định cư tại vị trí cũ; giao lại đất ở  bằng với diện tích nơi ở cũ; xem xét lại diện tích đã bồi thường trước đây không đúng hiện trạng; bồi thường tổn hại về vật chất và tinh thần… Ngoài ra, có 01 hộ đến tiếp xúc  nhưng không đồng ý ký biên bản và bỏ về.

Sau khi thảo luận tại Hội trường, HĐND TP HCM đã thông qua Nghị quyết về chủ trương xây dựng chính sách giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với các hộ dân  trong khu đất khoảng 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2, với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Về phương án bồi thường, thành phố sẽ dựa trên giá đất các dự án lân cận theo khung giá nhà nước. Cách tính này được UBND TP HCM nghiên cứu trong suốt thời gian dài, Ban thường vụ Thành ủy đã thông qua.

Cụ thể, giá đền bù sẽ được tính theo quy chiếu hệ số, tức là vẫn tính giá thị trường không kiểm soát để làm cơ sở quy chiếu hệ số tỷ lệ diện tích đất được hoán đổi. Ví dụ, một m2 ở đường Trần Não (nằm trong khu 4,3 ha) sẽ hoán đổi được bao nhiêu m2 ở đường Lương Định Của. Tiếp theo là lấy giá đất nhà nước ban hành liên quan đến những vị trí được đổi đất để tính hệ số quy đổi.

Theo đó, một m2 đất mặt tiền Trần Não quy đổi đất mặt tiền đường Lương Định Của được 1,3 m2; đường số 4 (rộng 22 m) và đường A (rộng 24 m) được 1,7 m2; đường nội bộ (rộng 8 m) được 2,2 m2... Bốn tuyến đường này đều nằm trong khu 1,8 ha ở Bình Khánh mà quận 2 dự tính quy đổi đất.

Hương Giang