Doanh nghiệp chậm cổ phần hoá vì một công văn

Thy Hằng 16/10/2019 11:10

Bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cho biết, Công văn 4544/BTC-TCDN của Bộ Tài chính mới đây khiến 248 mảnh đất của Vinafood phải tiến hành rà soát.

Theo Bà Tâm, việc thực hiện cổ phần hoá của doanh nghiệp này đang gặp vướng mắc lớn nhất liên quan vấn đề đất đai.

Tổng

Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cho biết có 248 mảnh đất trải dài 25 địa phương.

Rà soát đất đai “công ty mẹ - công ty con - công ty cháu”

Theo đó, đất đai của Vinafood 1 dọc từ Thừa Thiên Huế đổ ra phía Bắc. Nếu theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm rà soát đất đai CTy mẹ và 2 Cty con có 100% vốn nhà nước thuộc Cty mẹ, đất đai đã gần như ổn thoả khi kết thúc tháng 1/2019.

Thế nhưng, từ tháng 4/2019, Công văn 4544/BTC-TCDN của Bộ Tài chính quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp mở rộng thêm các công ty cấp 1, cấp 2 mà công ty mẹ có cổ phần chi phối.

“Tổng công ty có đặc thù đất đai trải dài 25 địa phương với 248 mảnh đất có những nơi người lao động đã ở và canh tác từ lâu nên khó thực hiện lấy đất ngay trả về cho địa phương. Cùng với đó nhiều mảnh đất có tranh chấp từ những năm 70, 80 dân họ không giải quyết ngay được”, Tổng Giám đốc Vinafood 1 than thở. 

Cùng với đó, bà Bùi Thanh Tâm cũng bày tỏ băn khoăn khi xác định giá trị đất của các công ty con, sở hữu 51% vốn nhà nước. “Lợi ích của các cổ đông của các doanh nghiệp này đã được xác định khi mua cổ phần. Nay tiến hành cổ phàn hoá phần đất đai sẽ làm ảnh hửog lợi ích của họ khi bị địa phương thu hồi”, Tổng Giám đốc Vinafood 1 nói.

Do đó, đại diện Vinafood 1 nhận định khó hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2019 theo kế hoạch.

“Nói thật là đến thời điểm 31/12/2019 chúng tôi chưa chắc là có hoàn thành được việc sắp xếp đất đai hay không”, bà Tâm than thở.

Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình cho rằng: “Công văn 4544 của Bộ Tài chính chỉ do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính ký đã yêu cầu các DNNN tiến hành rà soát xây dựng phương án cho cả đất đai công ty mẹ, công ty con, công ty cháu của các Tập đoàn, TCty đang gây vướng mắc lớn. Nếu cần thiết phải có điều chỉnh phù hợp”.

Có thể bạn quan tâm

  • “Đã phát hiện những việc cố ý làm trái pháp luật trong cổ phần hoá, thoái vốn DNNN”

    “Đã phát hiện những việc cố ý làm trái pháp luật trong cổ phần hoá, thoái vốn DNNN”

    10:00, 16/10/2019

  • Doanh nghiệp nhà nước và cơ chế thị trường

    Doanh nghiệp nhà nước và cơ chế thị trường

    06:10, 16/10/2019

  • Cổ phần hoá DNNN: Lận đận và truân chuyên

    Cổ phần hoá DNNN: Lận đận và truân chuyên

    11:00, 15/10/2019

“Đừng Bộ này lại đổ sang ngành kia”

Trên thực tế, vướng mắc về đất đai luôn là điểm nghẽn lớn trong thực hiện CPH, thoái vốn nhà nước tại các Tập đoàn, Tcty, DNNN. Không chỉ với văn bản của Bộ Tài chính, Bộ TNMT cũng cho biết có những điểm thiếu thống nhất trong các văn bản liên quan sắp xếp, xử lý tài sản công trong đó có đất đai khi tiến hành CPH, thoái vốn DNNN.

Tại

Tại trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do Thủ tướng chủ trì, nhiều doanh nghiệp cho biết cổ phần hoá gặp khó vì vướng mắc đất đai.

Cụ thể, báo cáo của Bộ TNMT, các Tập đoàn, TCty đang sử dụng 204.000 ha đất. Trong đó, phần đất của các công ty trực thuộc địa phương còn 122.000 ha, chiếm 25% diện tích trước khi cổ phần hoá, vậy đã có 355.000 ha, tương đương 75% diện tích đất được chuyển về địa phương quản lý sử dụng.

Tuy nhiên, đại diện Bộ TNMT thừa nhận có vướng mắc trong lập phương án sử dụng đất giữa Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, và Nghị định 167/2017/NĐ-CP chưa thống nhất về cơ quan chủ trì để các tỉnh thành phố thực hiện phê duyệt phương án sử dụng đất của các DNNN. 

Cùng với đó, thực hiện chưa đồng bộ việc công khai, rà soát kiểm tra sử dụng đất đai sau cổ phần hoá.

Một lần nữa cho ý kiến về vướng mắc trong vấn đề đất đai, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu, sắp xếp đất đai phải làm chặt chẽ, nhưng thực tế vấn đề này đang vướng mắc lớn. 

“Phạm vi sắp xếp, trách nhiệm sắp xếp đất đai của Bộ TNMT. Tôi đã giao Bộ TNMT xem xét cách đây 2 năm, nhưng cách đây hơn 1 tháng mới báo là không làm được. Trách nhiệm của Bộ TNMT trong vấn đề đất đai thế nào? Các đồng chí quản lý các Sở TNMT địa phương ra sao? Đừng Bộ này lại đổ sang ngành kia”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thy Hằng