Đại biểu Quốc hội "hiến kế" phát triển ngành nông nghiệp
Cần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đã đưa ra đề xuất như vậy trong phiên thảo luận tại Quốc hội chiều nay (30/10).
Thời gian qua với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp đã đạt kết quả đáng ghi nhận, song theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, sự chuyển dịch cơ cấu có kết quả chưa rõ nét.
Cụ thể, ngành nông nghiệp nước ta chậm chuyển dịch so với xu thế chung của nông nghiệp thế giới hiện nay là sản xuất tập trung, chất lượng cao, tăng cường liên kết, gắn bó lợi ích trong các chủ thể.
Đối với thị trường xuất khẩu nông sản, theo bà Mai, tuy thời gian qua kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng, nhưng dư địa xuất khẩu nông sản Việt Nam có biểu hiện thu hẹp dần. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có gạo có giá trị thấp, có nguy cơ mất thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch: Gỡ nút thắt ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu
08:00, 21/10/2019
Thiếu liên kết, doanh nghiệp nông nghiệp “hụt hơi”
14:31, 08/10/2019
Hợp tác xã phi nông nghiệp loay hoay “xoay” vốn
09:21, 30/09/2019
Quảng Ngãi: Hướng đến vùng “hạt nhân” nông nghiệp công nghệ cao
05:00, 17/09/2019
Nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công trong nông nghiệp
04:03, 10/09/2019
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể lĩnh vực phi nông nghiệp
18:03, 09/09/2019
Đặc biệt, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn và thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, còn phụ thuộc vào nhiều thị trường tiểu ngạch.
Bên cạnh đó, ngành có nhiều thế mạnh là thủy sản có nhiều bất lợi do khu vực châu Âu chưa gỡ “thẻ vàng”…
“Những hiện tượng này trong thời gian qua có nhiều cố gắng khắc phục, nhưng hiệu quả chưa cao, vì thế đại biểu đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới”. – Đại biểu Mai đề nghị và đưa ra một số giải pháp.
Thứ nhất, cần có quy hoạch định hướng dựa trên dự báo thị trường để tránh người dân đổ xô trồng thanh long, dưa hấu và đang đổ xô trồng cam, xoài… dẫn tới nguy cơ phải “giải cứu”.
Thứ hai, tháo gỡ tình trạng khó tiếp cận đất đai của doanh nghiệp; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị thích ứng với thị trường, phù hợp với điều kiện, khả năng, trình độ của Việt Nam…
Ngoài ra, sản xuất hàng hóa quy mô lớn không thể thực hiện nếu không có hệ thống giao thông, thủy lợi có khả năng kết nối, đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt, để tạo động lực phát triển mới cho nông nghiệp, đại biểu tỉnh An Giang cho rằng việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng là đặc biệt cần thiết, là công cụ làm căn cứ cho nhiều hoạt động như: Tổ chức tín dụng xác định vay vốn; doanh nghiệp và nông dân đầu tư theo thị trường…