Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa.
Giải trình trong phiên thảo luận trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thu ngân sách nhà nước 4 năm qua đều vượt dự toán. Trong đó, 2019 là năm thứ 2 liên tiếp vượt thu của ngân sách trung ương. Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch thu 5 năm.
Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm, từ 2016-2020, ước đạt 6,8 triệu tỉ đồng, tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 24,4% GDP, trong đó thuế, phí xấp xỉ 21% GDP.
Về chi ngân sách, tổng chi đầu tư trong 5 năm ước đạt hơn 2,15 triệu tỉ đồng bao gồm cả nguồn tăng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm dần, dự toán năm 2017 giảm còn 64,4%, năm 2020 dự kiến 60,5% nếu được Quốc hội thông qua.
Theo Bộ trưởng, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát cả số chi tuyệt đối và tương đối. Năm 2020, bội chi ngân sách dự toán đạt 3,44% GDP, bình quân 2016-2020 đạt 3,6-3,7% GDP và vượt mục tiêu 3,9%.
"Nhờ kiểm soát tốt bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ, tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Kiểm soát chặt chẽ nợ công đảm bảo khả năng trả nợ
06:10, 15/07/2019
ODA - Nợ công: Nghịch lý “vay tiền chưa biết tiêu”
10:00, 23/06/2019
Nợ công vẫn trong giới hạn
00:31, 08/06/2019
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ công giảm nhưng áp lực trả nợ còn rất lớn
17:20, 22/05/2019
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1% trong khi tăng GDP danh nghĩa là 14%. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%, tốc độ tăng GDP danh nghĩa là 9,7%. Tỷ lệ nợ công đến 2020 ước tính đạt 54,3% GDP trong khi năm 2016 là 63,7%.
Về thu hồi nợ đọng thuế, nợ có khả năng thu hồi chiếm 52,2%, giảm 12,3% so với cùng kỳ 2018; nợ không có khả năng thu hồi chiếm 47,8%, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ đọng có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm, năm 2015 là 7,7%, thì cuối tháng 10.2019 còn 3,65%.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận công tác ngân sách Nhà nước có những tồn tại như tỷ lệ huy động từ thuế, phí có xu hướng giảm dần.
Cùng với đó, năng lực sản xuất một số ngành đã đi vào ổn định, khó đạt mức tăng trưởng cao, thu nội địa của một số địa phương quan trọng tăng chậm.