Đại biểu đồng tình xóa nợ nhưng cần làm rõ đối tượng

Nguyễn Việt 01/11/2019 17:30

"Chúng ta không nên để tồn tại món nợ này, vì mỗi năm phải chi tới 70 tỷ đồng dùng để xử lý cho việc thi hành án tồn đọng. Do đó, nếu thấy xóa được thì nên xóa".

Đây là quan điểm của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tại phiên thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, chiều 1/11.

Nhưng ông Nhưỡng cũng nhấn mạnh, đối với trường một cá nhân hay chủ một doanh nghiệp chết nhưng còn tài sản, người thừa kế thì cần phải xem xét để không làm gây thất thoát thuế của nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế: Không có cửa “luồn lách” xóa nợ thuế

    17:30, 31/10/2019

  • ĐBQH Trần Văn Tiến: Nợ thuế cao do tiền phạt nộp chậm tăng quá nhanh

    22:42, 22/10/2019

  • Hơn 15.700 tỷ đồng tiền nợ thuế là nợ ảo

    09:47, 22/10/2019

  • Trường hợp nào được xóa nợ thuế?

    11:05, 02/09/2019

Đồng tình với đề xuất này, ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, khả năng thu hồi số nợ đọng không có khả năng thu hồi theo quy định của luật hiện hành thấp, trong khi khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi bằng tới 49% tổng số tiền nợ thuế tiếp tục bị tính vào tiền chậm nộp, doanh số nợ đọng không có khả năng thu hồi qua các năm ngày cao, từ đây phát sinh khoản nợ ảo đến sổ sách của cơ quan quản lý thuế.

Bên cạnh đó, luật quản lý thuế hiện hành không có hiệu lực khoanh nợ, trong khi việc thực hiện quy định về xóa nợ lại còn nhiều bất cập, vướng mắc và không thể thực hiện nếu không có nghị quyết của Quốc hội.

ĐBQH Thái Trường Giang (Cà Mau) cho rằng, nghị quyết này là cần thiết, vì Luật Quản lý thuế hiện hành chưa bao quát đầy đủ các đối tượng cần xử lý nợ đối với các trường hợp không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, dẫn đến số nợ đọng không có khả năng thu tăng cao và phát sinh thêm đối tượng nợ thuế. Chúng ta không thể không xóa những khoản nợ không bao giờ có thể thu được của người nộp thuế bị chết, bị mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự, khi người nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản, giải thể hoặc các trường hợp bị thiên tai, bất khả kháng.

Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM), bây giờ phải bóc tách thật rõ khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước thế nào là khách quan, thế nào là chủ quan.

Nếu khách quan thì phải xóa, nhưng nếu là chủ quan cần phải làm rõ thứ nhất là các cơ quan nhà nước không làm đúng trách nhiệm của mình cho nên không thu được thuế dẫn đến gây tổn thất ngân sách nhà nước. Thứ hai, với người được xóa nợ thuế cũng có hai đối tượng. Một là do doanh nghiệp hoàn toàn không còn khả năng do khách quan như thiên tai, bão lụt,chết…Hai là đối tương cố tình chây ỳ, tránh né, hoặc có suy nghĩ cứ ỳ ra rồi đến một lúc nào đấy cũng sẽ được xóa nợ.

“Như vậy, phải tách bạch hai vấn đề do khách quan thì được xóa, còn chủ quan thì không. Vậy khi trình dự thảo Nghị quyết này Chính phủ đã làm được công việc bóc tách này hay chưa? Hay cứ ra nghị quyết rồi khi triển khai mới làm công việc đó”, ông Nghĩa đặt vấn đề.

Vẫn theo ông Nghĩa, ở đây cũng phải phân biệt pháp nhân hay là cá nhân, bởi nếu chúng ta nói mấy trăm ngàn doanh nghiệp thì trách nhiệm người nộp thuế là trách nhiệm của pháp nhân. Cá nhân là những người chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp có thể bỏ trốn nhưng công ty và tài sản vẫn còn, nên vẫn có thể tìm cách thu được tài sản đó. ông “Chúng ta phải phân biệt được vấn đề này. Hay vấn đề phá sản phải qua Luật Phá sản, tức là phải ra tòa kết luận là phá sản chứ không phải doanh nghiệp bỏ trốn chúng ta gọi đó là phá sản”, ôngNghĩa nói.

Nguyễn Việt