Không có cơ sở để khẳng định TP.HCM bị "xóa sổ" vào năm 2050

Hương Giang 03/11/2019 06:41

Bộ TNMT chính thức lên tiếng và khẳng định, thông tin “TP.HCM sẽ bị xóa sổ vào năm 2050 do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học”.

Không đủ cơ sở khoa học

Trong những ngày qua, hàng loạt các cơ quan báo chí đăng tải thông tin do các nhà khoa học của Climate Central công bố về tình hình biến đổi khí hậu tại khu vực địa danh thuộc các tỉnh đồng bằng trên thế giới.

Trong đó, đáng chú ý, bài báo khoa học mới nói về nguy cơ ngập nước được gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn cho các khu vực đồng bằng trên thế giới, trong đó có TP.HCM, ĐBSCL củaViệt Nam.

Sự kiện này đang là tâm điểm và thu hút đông đảo người dân trong cả nước. Tuy nhiên, để phản biện lại những thông tin nêu trên, Bộ TNMT đã chính thức lên tiếng, đồng thời khẳng định, “thông tin TP.HCM sẽ bị xóa sổ vào năm 2050 do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học”.

thông tin “TP.HCM sẽ bị xóa sổ vào năm 2050 do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học”

Thông tin “TP.HCM sẽ bị xóa sổ vào năm 2050 do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học”

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương - Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ TNMT), cho rằng có một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, trước khi đăng tải, cụ thể:

Thứ nhất, các tác giả chỉ sử dụng số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh cho toàn cầu là chưa chính xác.

Thứ hai, các giả thiết về mực nước biển dâng kết hợp với triều cường là tình huống cực đoan rất khó xảy ra và không được Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu khuyến cáo. Trên thực tế, "so sánh bài báo với kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 cho thấy, số liệu trong nghiên cứu này không tốt hơn số liệu mà Bộ Tài nguyên - môi trường đã sử dụng. Còn thông tin “năm 2050, TP.HCM và ĐBSCL sẽ bị xóa sổ' là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

Tuy nhiên, đại diện Bộ TNMT cũng cho rằng: “Đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch, chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho ĐBSCL và TP.HCM".

Tuy nhiên, đại diện Bộ TNMT cũng cho rằng: “đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch, chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho ĐBSCL và TP.HCM

Tuy nhiên, theo bà Hương: “đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch, chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho ĐBSCL và TP.HCM".

Vì vậy theo PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, các cơ quan, địa phương khi đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng cần sử dụng số liệu chính thức do Bộ Tài nguyên - môi trường đã công bố.

Về giả định nghiên cứu, theo bà Hương, trong nghiên cứu của Climate Central, các tác giả sử dụng kịch bản nước biển dâng 2m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập.

"Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao. Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu", bà Hương cho hay.

Theo PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, trong quá trình xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, Bộ Tài nguyên - môi trường đã xây dựng kịch bản với mức ngập 2m. Với mức ngập 2m, tỉ lệ ngập tại ĐBSCL sẽ lên tới 87,34%. Có nghĩa là: “kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, do đó Bộ Tài nguyên - môi trường đã không cung cấp kịch bản này" - bà Hương nói.

Còn trong kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố năm 2016, kết quả xác định nguy cơ ngập ứng với mực nước dâng 1m vào năm 2100, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TP.HCM, 38,9% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập.

Trong đó, cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn.

"Trên thực tế, ĐBSCL hiện nay có chỗ hạ, chỗ nâng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang nâng lên rõ rệt. Khu vực Bạc Liêu theo nghiên cứu thì hạ nhiều nhất, nhưng trong hạ vẫn có nâng, tuy rất ít", bà Hương cho biết.

Bà Hương cho biết vừa qua Bộ Tài nguyên - môi trường đã hoàn thành kết quả đo đạc địa hình khu vực ĐBSCL và đã bàn giao đợt ba, dự kiến sẽ bàn giao nốt khu vực còn lại vào đầu năm 2020.

Về kết quả đo đạc cho thấy không thay đổi nhiều so với kịch bản năm 2016, có khu vực diện tích nguy cơ ngập tăng, có khu vực lại giảm (mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%).

"Hiện nay, Bộ Tài nguyên - môi trường đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng từ dữ liệu cập nhật này trong các kịch bản tới" - bà Hương khẳng định.

Sụt lún đất mới đáng lo ngại

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập về sinh thái), nhận định: bản gốc bài báo cáo khoa học không có những từ ngữ giật gân như bài đăng trên New York Times về việc "Miền Nam Việt Nam có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2050".

"Ý nghĩa của nghiên cứu này nằm chủ yếu ở phần cảnh báo cho thế giới tình hình có thể xấu nếu không cắt giảm phát thải. Việc thích ứng tại từng quốc gia phải tính tới tình hình cụ thể và không nên hốt hoảng vì từ ngữ giật gân trên báo chí", ông Thiện cho biết.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập về sinh thái), nhận định: bản gốc bài báo cáo khoa học không có những từ ngữ giật gân như bài đăng trên New York Times về việc

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập về sinh thái), nhận định: bản gốc bài báo cáo khoa học không có những từ ngữ giật gân như bài đăng trên New York Times về việc "Miền Nam Việt Nam có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2050".

Ở ĐBSCL, gần đây đã có nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan khá chi tiết, khẳng định lại cao trình của ĐBSCL khoảng 0,82cm và cũng dự báo đến năm 2100 với mức nước biển dâng trung bình 40cm, 25% ĐBSCL sẽ dưới mực nước biển.

Nghiên cứu này dùng đỉnh triều cao, do đó không phải là ngập quanh năm mà chỉ là vào lúc triều cao của năm và triều cao nhất của năm ở ĐBSCL rơi vào hai con nước rong lớn nhất vào khoảng 30-8 và rằm tháng 9 âm lịch.

Mặt khác, cao trình các nhà khoa học đề cập là cao trình của mặt đất, tức là mặt ruộng. Thực tế hiện nay, nhiều nơi ở ĐBSCL mặt ruộng cũng đang dưới mực nước biển. Tuy nhiên, nhà cửa thì không ai cất nhà ở mặt ruộng mà luôn ở trên cao.

Theo ông Thiện, giữa hai vấn đề làm cho ĐBSCL "chìm" nhanh là nước biển dâng chúng ta không kiểm soát được và sụt lún đất do khai thác nước ngầm thì sụt lún đất đáng lo hơn và đáng ưu tiên giải quyết ngay, vì tốc độ nước biển dâng thực tế đến nay chỉ khoảng 3mm/năm, trong khi sụt lún của đồng bằng đang gấp 3-4 lần và có nơi gấp 10 lần.

Có thể bạn quan tâm

  • Trí tuệ nhân tạo có thể giải bài toán ngập lụt, kẹt xe cho TP.HCM?

    16:29, 25/09/2019

  • TP.HCM: “Nhức nhối”, từ giải pháp kẹt xe đến kế sách chống ngập!

    06:45, 30/10/2019

  • Học sinh các tỉnh thành miền Trung đồng loạt nghỉ học vì mưa lụt

    07:12, 10/12/2018

"Vì vậy, để giải quyết vấn đề sụt lún, ĐBSCL cần phải giảm ngay sử dụng nước ngầm. Theo đó, đối với vùng ven biển nên thuận theo tự nhiên chuyển sang canh tác mặn vào mùa mặn và làm hệ thống công trình trữ nước, cấp nước cho sinh hoạt. Đối với vùng nội địa, cần phục hồi sông ngòi để có thể sử dụng được như cách đây vài chục năm.

Chúng ta cũng không nên hấp tấp cho rằng cần sao chép công trình đê biển như ở Hà Lan vì bối cảnh Việt Nam rất khác so với Hà Lan", ông Thiện khuyến nghị.

Hãy sống chung với nước

Tiến sĩ Philip Minderhoud (ĐH Utrecht, Hà Lan, chuyên gia nghiên cứu sụt lún ở ĐBSCL) cho biết: "Nghiên cứu mới của Climate Central xác nhận những phát hiện của chúng tôi về ĐBSCL. Theo đó, dữ liệu về độ cao mặt đất toàn cầu của NASA có sai số lớn về dữ liệu độ cao của các khu vực ven biển.

Điều này có nghĩa những đánh giá trước đây về tác động của nước biển dâng và ảnh hưởng của lũ lụt có thể nhỏ hơn thực tế. Dù vậy, người dân sống ở những vùng bị ngập do ảnh hưởng của nước biển dâng và sụt lún đất không nhất thiết phải di cư, rời bỏ đất đai."

Tiến sĩ Philip Minderhoud (ĐH Utrecht, Hà Lan, chuyên gia nghiên cứu sụt lún ở ĐBSCL): Nghiên cứu mới của Climate Central xác nhận những phát hiện của chúng tôi về ĐBSCL. Theo đó, dữ liệu về độ cao mặt đất toàn cầu của NASA có sai số lớn về dữ liệu độ cao của các khu vực ven biển.

Tiến sĩ Philip Minderhoud (ĐH Utrecht, Hà Lan, chuyên gia nghiên cứu sụt lún ở ĐBSCL): dữ liệu về độ cao mặt đất toàn cầu của NASA có sai số lớn về dữ liệu độ cao của các khu vực ven biển.

Theo tiến sĩ Philip Minderhoud, với các vùng đô thị, chúng ta có thể xây đê để bảo vệ thành phố. Đối với các vùng nông thôn, cần thay đổi theo hướng "chung sống với nước" thay vì cố gắng ngăn chặn dòng nước.

Để sống chung với nước, đòi hỏi một sự thay đổi về cơ bản trong xây dựng, sản xuất nông nghiệp và tổ chức cuộc sống của người dân.

Điều này không khó hình dung với người Việt Nam vì cuộc sống trên những ngôi nhà sàn như ở Cà Mau (trên các cột gỗ, cột bêtông) và di chuyển bằng canô, thuyền... trên sông nước là ví dụ điển hình về việc sống chung với nước.

Trước đó, theo nghiên cứu của Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, cho thấy số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đó, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.

Các tác giả của nghiên cứu đã phát triển cách tính toán độ nâng lên của mặt đất dựa trên dữ liệu vệ tinh, một cách ước tính tiêu chuẩn về tác động của mực nước biển dâng. Kết quả cho thấy nước biển sẽ dâng cao hơn ở những khu vực lớn và cho rằng các dự báo trước đó đã quá lạc quan. Theo nghiên cứu mới, vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần như biến mất.

Bản đồ đầu tiên cho thấy các dự đoán trước đó về vùng đất bị ngập ở miền Nam vào năm 2050. Tuy nhiên, bản đồ thứ hai dựa trên nghiên cứu mới chỉ ra rằng phần dưới cùng của đất nước sẽ bị chìm dưới nước biển khi triều cường. Hơn 20 triệu người Việt Nam, gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập - tổ chức Climate Central nêu.

Hương Giang