Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về “hút” đầu tư nước ngoài

Khắc Lãng 26/11/2019 12:41

10 tháng đầu năm, thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 6,85 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu các tỉnh, thành cả nước.

10 tháng đầu năm, thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 6,85 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu các tỉnh/thành phố cả nước, trong đó thành phố cấp mới 709 dự án, vốn đăng ký 945,8 triệu USD; 150 lượt dự án tăng vốn 578,4 triệu USD và 1.033 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trị giá 5,33 tỷ USD.

10 tháng đầu năm, thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 6,85 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu các tỉnh/thành phố cả nước, trong đó thành phố cấp mới 709 dự án, vốn đăng ký 945,8 triệu USD; 150 lượt dự án tăng vốn 578,4 triệu USD và 1.033 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trị giá 5,33 tỷ USD.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về nhiệm vụ trọng tâm hai tháng cuối năm 2019.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2019, thành phố đã tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình hành động số 12/CTr-UBND ngày 10/01/2019 của UBND Thành phố về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tgees, xã hội và dự toán ngân sách năm 2019, Chương trình công tác số 240/CTr-UBND và Văn bản số 3106/UBND-KH&ĐT ngày 22/7/2019 của UBND Thành phố…

Theo đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, Tập trung chỉ đạo, đôn đốc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn; đồng thời rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố về phát triển doanh nghiệp và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty và Nghị quyết về hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ GTVT nói gì về quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng?

    00:00, 26/11/2019

  • Hà Nội: Công trình sai phép thách thức dư luận

    06:00, 25/11/2019

  • Hà Nội làm 2 hầm chui dọc tuyến đường sắt Đông Anh-Quán Triều

    19:00, 24/11/2019

  • Hà Nội “xắn tay” gỡ đầu ra cho nông sản

    04:01, 24/11/2019

Với những nỗ lực thực hiện các giải pháp có hiệu quả  của thành phố cùng các sở ban ngành, ông Nguyễn Gia Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho biết: 10 tháng đầu năm, thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 6,85 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu các tỉnh/thành phố cả nước, trong đó thành phố cấp mới 709 dự án, vốn đăng ký 945,8 triệu USD; 150 lượt dự án tăng vốn 578,4 triệu USD và 1.033 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trị giá 5,33 tỷ USD.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 13,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: khu vực kinh tế trong nước ước tính đạt 7.906 triệu USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.516 triệu USD, tăng 3,8%... Bên cạnh những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, 10 tháng qua vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn như: Hàng nông sản giảm 22,4%; xăng dầu giảm 6,4%.

Bên cạnh những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, 10 tháng qua, Hà Nội vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn như: Hàng nông sản giảm 22,4%; xăng dầu giảm 6,4%.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư trong nước vào thành phố cũng tăng đáng kể, 10 tháng đầu năm, thành phố đã quyết định chủ trương đầu tư 27 dự án đầu tư ngoài ngân sách, tổng vốn 17,37 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh vốn đầu tư 67 dự án trong đó 47 dự án tăng vốn thêm 18,94 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo phát triển kinh tế, xã hội 10 tháng đầu năm cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 13,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: khu vực kinh tế trong nước ước tính đạt 7.906 triệu USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.516 triệu USD, tăng 3,8%. Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng dệt may (tăng 17,5%) và nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng (tăng 20,2%). Bên cạnh những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, 10 tháng qua vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn như: Hàng nông sản giảm 22,4%; xăng dầu giảm 6,4%.

Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 23,14 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký 317,1 nghìn tỷ đồng (tăng 8% về số lượng doanh nghiệp và tăng 36% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước); có 1.701 doanh nghiệp giải thể (tăng 23% cùng kỳ); 6.651 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 20% cùng kỳ). Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến nay đạt 276,11 nghìn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 4.602 doanh nghiệp (tăng 62% cùng kỳ). Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng, giải quyết đúng thời hạn.

Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng dệt may (tăng 17,5%) và nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng (tăng 20,2%)

Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng dệt may (tăng 17,5%) và nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng (tăng 20,2%)

Theo ông Toản, để hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2019, hai tháng cuối năm, thành phố tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong 02 tháng cuối năm theo Chương trình hành động số 12, Chương trình công tác số 240 và Văn bản số 3106 của UBND Thành phố. Chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các chương trình làm việc của Thành ủy và HĐND Thành phố. Các cấp, các ngành duy trì thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2019 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, kết nối cung - cầu, hỗ trợ giải quyết vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu ngân sách bền vững; tăng cường đôn đốc thu nợ thuế, tiền thuê đất. Chỉ đạo chi ngân sách đúng luật, hiệu quả, kịp thời; đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện quyết liệt các giải pháp, nhất là về thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là các dự án trọng điểm để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn...

Khắc Lãng