Đầu tuần nói chuyện về “di sản văn hóa phi vật thể”

Lam Song 23/12/2019 05:00

Câu chuyện “Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” đang gây sự tranh cãi lớn trong dư luận.

Để làm rõ câu chuyện này, trước hết cần phải hiểu, thế nào là di sản văn hoá phi vật thể?

Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một bằng chứng độc đáo của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng kỹ năng đánh chiêng cũng như kỹ năng chế tác đồ vật.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một bằng chứng độc đáo của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng kỹ năng đánh chiêng cũng như kỹ năng chế tác đồ vật.

Nói một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, văn hóa phi vật thể, có thể xem là một dòng chảy tâm linh tồn tại vững chãi và bền bỉ trong đời sống cộng đồng.

Trải qua nhiều thế hệ, những giá trị văn hóa tinh thần đó đã trở thành tài sản của con người trong cuộc sống hài hòa với tự nhiên, chứa đựng trong lòng nó một thái độ và một hệ thống những hành vi ứng xử của con người với con người và của con người với thiên nhiên trong một mối quan hệ hài hòa, thân thiện vốn không thể tách rời...

Văn hóa phi vật thể luôn mang màu sắc dân gian, có sự gắn bó chặt chẽ, đồng hành với đời sống và trở thành những “di sản sống”, những “giá trị sống”.

Văn hóa phi vật thể chính là cơ sở để tạo nên những giá trị vật thể của văn hóa của cộng đồng. Điều này lý giải vì sao nó có được sức mạnh bền bỉ để trường tồn, vượt qua bao nhiêu biến thiên của thời gian cũng như thời cuộc.

Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

Nếu như di sản văn hóa vật thể là những giá trị hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại, thì di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị vô hình, được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác.

Cả hai loại hình này luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối…

Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận làp/Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 07/11/2003.

Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Huế được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo. Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm. 

Phàm là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần hào hứng tham gia một trong những hoạt động lễ hội ở một miền quê, một vùng đất; cũng đã từng bâng khuâng trước những làn điệu dân ca đằm thắm, trữ tình, da diết; cũng từng thành kính thắp lên bàn thờ những nén hương trầm thơm ngát để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên trong mỗi dịp Tết đến Xuân về; hay từng ngỡ ngàng thảng thốt bên một nét hoa văn dịu dàng, tinh tế của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ một làng nghề mộc mạc, thâm trầm…

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam - nữ (liền anh – liền chị), tồn tại ở 49 làng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Giá trị của Dân ca Quan họ Bắc Ninh thể hiện ở tinh thần nhân văn sâu sắc qua từng bài ca, lời ca và cách thức thể hiện.

Chính tất cả những đó trong cuộc sống thường ngày ấy, những thứ “phi vật thể” mà ta đang đắm chìm trong nó từng ngày từng giờ ấy, là những thứ đã đắp bồi nên con người ta, tâm hồn ta. Nó là di sản của cha ông ta để lại từ ngàn xưa, nhưng nó cũng là báu vật của ta hôm nay, và là tài sản thừa kế của con cháu chúng ta sau này…

Di sản văn hóa, trong đó có văn hóa phi vật thể, là tài sản vô giá, là nguồn dinh dưỡng nuôi nấng, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, và là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới trong giao lưu văn hóa.

Nó tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành vi của con người, là các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản, rồi từ đó làm nên sức mạnh, sức đề kháng của cộng đồng… [1] 

Theo Tiến sĩ Frank Proschan - cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO, hiện nay thuật ngữ “Di sản văn hóa phi vật thể” thường được sử dụng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam vẫn đang bị hiểu sai và có những thông tin chưa chính xác.

Tiến sĩ Frank Proschan cho biết, trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó.

Ca trù là nghệ thuật hát thơ hình thành từ thế kỷ XV. Nhóm trình diễn Ca trù thường gồm một đào nương vừa hát vừa gõ phách, một kép đàn chơi đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu. Trong một số diễn xướng Ca trù còn xuất hiện một vài điệu múa đan xen. Theo các nghệ nhân, Ca trù có 56 điệu hát, mỗi điệu gọi là một thể cách. Ngày nay Ca trù đang có nguy cơ bị mai một hoặc bị biến mất.

 Nhóm trình diễn Ca trù thường gồm một đào nương vừa hát vừa gõ phách, một kép đàn chơi đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu. Trong một số diễn xướng Ca trù còn xuất hiện một vài điệu múa đan xen. Ca trù có 56 điệu hát, mỗi điệu gọi là một thể cách. 

Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới (nhân loại).

Danh xưng “Di sản văn hóa phi vật thể” do UNESCO công nhận là một sự nhầm lẫn. Nói một cách dễ hiểu hơn, Di sản văn hóa không thuộc về thế giới, nhân loại mà thuộc về cộng đồng, nơi di sản đó được lưu giữ, thực hành. 

Và nếu như theo Công ước 2003, không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó thì đồng nghĩa với việc Hát Then, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh hay Hát Xoan… không phải là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà là di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng ở Việt Nam.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hường - Phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, việc hiểu và chuyển tải sai về Di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu.

Các sai lệch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Do điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục được.[2]

Lễ Hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng, là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, diễn lại sự tích Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đánh thắng giặc Ân. Hội bắt đầu từ ngày 6/4. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Lễ Hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng, là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, diễn lại sự tích Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đánh thắng giặc Ân. 

Như đã phân tích ở trên, di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Không có di sản văn hóa phi vật thể nào thuộc sở hữu của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có di sản văn hóa phi vật thể hiện có tại quốc gia nào đó.

Do đó, việc báo chí thông tin tới cộng đồng rằng UNESCO vinh danh, công nhận di sản nào đó là đại diện của nhân loại đã gây ra cách hiểu sai, rằng di sản đó được công nhận bởi UNESCO.

Thực tế, di sản chỉ duy nhất được công nhận bởi cộng đồng sở hữu nó. Dùng khái niệm, thuật ngữ sai dẫn đến hiểu sai bản chất của di sản, tương đồng với ứng xử sai, thậm chí can thiệp sâu đối với việc thực hành và bảo vệ di sản...

Việc sử dụng các khái niệm, thuật ngữ chưa chính xác không chỉ có ở Việt Nam, cũng không chỉ có ở báo chí mà có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia, châu lục, cũng như ở nhiều đối tượng khác.

Tiến sĩ Frank Proschan

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Người Văn Lang xưa tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên. Việc bảo vệ và phát huy giá trị của Hát Xoan sẽ góp phần tích cực cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và duy trì tính đa dạng của của văn hóa nhân loại.

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Người Văn Lang xưa tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. 

Kết quả kiểm tra tỉ lệ sử dụng thuật ngữ chưa chính xác qua việc sử dụng công cụ tìm kiếm của Google cho thấy, phần lớn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, của chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng chuyển tải sai là “UNESCO vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể nào đó là của thế giới”.

Đây là cách hiểu lầm tai hại. Vì nếu hiểu di sản văn hóa phi vật thể nào đó là của quốc gia, của nhân loại thì quốc gia, nhân loại có quyền can thiệp, thậm chí can thiệp quá sâu, làm ảnh hưởng đến quyền của cộng đồng sở hữu di sản, làm di sản trở nên méo mó.[3]

Theo bà Phạm Thị Thanh Hường, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, việc hiểu và chuyển tải “lệch” các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể trong Công ước 2003, UNESCO đã nhận biết và cảnh báo từ lâu.

Những sai lệch bắt nguồn một phần từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Tuy nhiên, vì điều kiện có hạn nên UNESCO chưa thể dịch, cập nhật liên tục.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh và được chú trọng từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 - 1788). Hiện nay, mỗi năm có hàng triệu lượt khách hành hương về đền thờ các vua Hùng tại tỉnh Phú Thọ để tỏ lòng tưởng nhớ và cầu xin may mắn, sức khỏe. Lễ hội tưởng niệm các vua Hùng kéo dài gần 1 tuần được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch. Các làng xung quanh rước kiệu và các vật dụng thờ cúng quý giá nhất của nghi lễ, cùng trống và cồng chiêng tới đền thờ chính.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh và được chú trọng từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 - 1788). Mỗi năm có hàng triệu lượt khách hành hương về đền thờ các vua Hùng tại tỉnh Phú Thọ để tỏ lòng tưởng nhớ và cầu xin may mắn, sức khỏe. 

UNESCO cũng nhận thấy việc dịch, in tài liệu chưa hẳn hiệu quả bằng công tác tuyên truyền, tập huấn, đối thoại trực tiếp nên trước mắt sẽ phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan để tăng cường công tác này.

Trong khi đó, TS Phạm Cao Quý cho rằng, việc hiểu sâu, hiểu đúng về di sản văn hóa phi vật thể là cần thiết, nhưng thực tế là rất khó, nhiều lúc mơ hồ.

Điều này có liên quan đến khía cạnh tiếp cận truyền thông về Công ước 2003. Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống, có những đóng góp to lớn mà đến nay chúng ta chưa đánh giá, khai thác được hết.

Ông Phạm Cao Quý cho rằng, cần hình thành một mạng lưới với sự tham gia đa chiều để từ đó chia sẻ những thông tin, cách nhìn nhận, đánh giá chính xác cho mọi đối tượng, trong đó có báo chí, truyền thông.[4] 

Việt Nam có lợi thế rất lớn ở nhiều di sản văn hóa quý giá, gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể. Nhờ thế mạnh đó, những năm qua, du lịch di sản đã trở thành một hình thức du lịch phổ biến và phát triển mạnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch. 

Tuy nhiên, trong sự phát triển đó, du lịch di sản chủ yếu mới chỉ khai thác các di sản vật thể.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam - vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam - vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường.

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam hiện có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, ở hai tiêu chí là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trong đó, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại gồm: Nhã nhạc - âm nhạc cung đình triều Nguyễn (năm 2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh (năm 2009), Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Ðổng (năm 2010), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (năm 2012), Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (năm 2012), Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (năm 2014), Nghi lễ và trò chơi kéo co (năm 2015), Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (năm 2016), Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ (năm 2017). Hai di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là: ca trù (năm 2009), hát xoan Phú Thọ (năm 2011).

Riêng hát xoan Phú Thọ đã được đưa ra khỏi tình trạng khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017.

Chưa kể, tính đến tháng 9/2018, Việt Nam đã có 257 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận (8 di sản mới được công nhận trong chín tháng đầu năm 2018).

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co thường tổ chức như một phần của lễ hội làng vào mỗi dịp mùa xuân, đánh dấu sự bắt đầu của một chu trình nông nghiệp mới và biểu đạt những ước mong về một vụ bội thu.Ở một số địa phương, kéo co gắn liền với truyền thuyết về các vị anh hùng được thờ phụng, bởi công lao của họ trong khai khẩn đất đai, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cho cuộc sống ấm no, phồn thịnh của người dân. Ngày nay, nghi lễ kéo co được biết đến phổ biến như một trò chơi dân gian vui khỏe và mang tính cộng đồng.

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co thường tổ chức như một phần của lễ hội làng vào mỗi dịp mùa xuân, đánh dấu sự bắt đầu của một chu trình nông nghiệp mới và biểu đạt những ước mong về một vụ bội thu.

Tuy nhiên theo TS Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), lâu nay nhiều sản phẩm du lịch di sản đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch Việt Nam.

Nhưng các thương hiệu này phần lớn được tạo ra từ các di sản vật thể ở các điểm đến. Còn từ các di sản phi vật thể thì không nhiều, thậm chí khá hiếm hoi.

Nhiều người hẳn còn nhớ, hai năm trước vở diễn Tứ phủ của đạo diễn Việt Tú từng là một hiện tượng văn hóa khi lấy cảm hứng từ di sản tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với 400 suất diễn liên tục.

Không chỉ công chúng trong nước, mà khách du lịch cũng thích thú với suất diễn này vì qua đó được tiếp cận với một di sản phi vật thể đặc sắc của người Việt.

Vở diễn cũng gây tiếng vang lớn, được kênh truyền hình CNN làm phóng sự ngắn và phát trong một chương trình đặc biệt về văn hóa Việt Nam.

Ðáng tiếc là những sản phẩm vừa góp phần quảng bá văn hóa vừa thu hút khách du lịch trên nền tảng di sản phi vật thể như Tứ phủ hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nguyên nhân chính là bởi chúng ta chưa tạo được sự gắn kết giữa du lịch với văn hóa để phát huy hiệu quả.

Quan niệm thế giới tự nhiên được chia thành các phủ: trời, rừng, nước và đất dưới sự cai quản của các nữ thần, người Việt theo tín ngưỡng thờ Mẫu thờ cúng các nữ thần cùng với cá vị thánh là những nhân vật trong lịch sử hoặc huyền thoại, có công với dân, đất nước và có quyền năng trong các điện thờ. Sức mạnh và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ Mẫu chính là đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt, cầu tài, cầu lộc, sức khỏe, làm ăn, buôn bán, những niềm mong ước tốt đẹp cho cuộc sống hàng ngày.

Sức mạnh và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ Mẫu chính là đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt, cầu tài, cầu lộc, sức khỏe, làm ăn, buôn bán, những niềm mong ước tốt đẹp cho cuộc sống hàng ngày.

Dường như nhiều người làm du lịch mới chỉ quan tâm đến vấn đề tạo lợi nhuận mà ít có ý thức trong việc lồng ghép, khai thác và quảng bá di sản phi vật thể thông qua các sản phẩm du lịch để rồi từ đó mới tính đến việc có lợi nhuận.

Tại không ít di sản ở một số địa phương lâu nay vẫn tồn tại việc khai thác theo kiểu bán vé thu tiền, khách đến một lần rồi không quay lại vì năm này qua năm khác vẫn chỉ đơn điệu những cảnh ấy, bài hát, điệu múa ấy...

Cách làm không phù hợp, không tạo ra được các sản phẩm có tính đột phá, hấp dẫn khách du lịch, thậm chí đôi khi còn làm méo mó, biến dạng di sản, khiến khách du lịch có thể hiểu biết thiếu chính xác về di sản văn hóa phi vật thể mà họ tiếp xúc.

Chưa kể một số người làm văn hóa chưa có sự nhạy bén, còn lo ngại việc kết hợp du lịch sẽ ảnh hưởng di sản, làm xấu di sản nên sự hợp tác còn lỏng lẻo, hình thức.

Vai trò của cơ quan quản lý tại một số di sản còn mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò cầu nối tạo sự kết nối giữa du lịch và văn hóa.

Ðồng thời, nhiều địa phương cũng còn dè dặt với việc xây dựng sản phẩm du lịch từ di sản phi vật thể, với những lý do như: thiếu kinh phí, ít nghệ nhân, thiếu người duy trì hoạt động thường xuyên…

Theo các nhà nghiên cứu, trong công tác phát triển sản phẩm du lịch, điều quan trọng là cần tạo dựng không gian phù hợp cho di sản, giúp di sản tồn tại và được truyền dạy đến các thế hệ sau.

Ðể làm được điều này, cần tham vấn ý kiến chuyên gia để tìm ra các hình thức và không gian phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất sự thương mại hóa, tránh rẻ rúng; bảo đảm văn hóa và di sản được tôn trọng đúng mực.

Phát triển du lịch di sản sẽ góp phần tạo ra thu nhập, việc làm, vừa tạo ra động cơ và nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đồng thời giúp tăng cường hiểu biết, tôn trọng đa dạng và giao thoa các nền văn hóa, góp phần tạo nên thái độ ứng xử phù hợp giữa người dân, du khách với di sản.

Chưa kể du lịch di sản cũng sẽ góp phần tạo nguồn thu để quay trở lại tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản.

Vì vậy, để góp phần gìn giữ và truyền đạt di sản lại cho các thế hệ mai sau, các tổ chức và người làm văn hóa, làm du lịch, cơ quan quản lý và các địa phương cần phối hợp đồng bộ, thống nhất để hoạt động một cách sáng tạo, hiệu quả, luôn mang ý nghĩa xã hội - văn hóa.[5]

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn "ẩn mình"?

    11:30, 06/12/2019

  • Từ Mã Pì Lèng Panorama ngẫm đến cơ chế bảo tồn di sản

    06:00, 09/10/2019

  • Mai một "hồn cốt" di sản

    05:00, 07/09/2019

  • Thủ tướng: Cần ý thức sâu sắc sứ mệnh, giá trị chiến lược của di sản Việt Nam

    08:58, 09/09/2019

  • Cần sáng tạo trong quản lý di sản

    17:41, 12/06/2019

  • Về miền di Sản biển lý Sơn

    17:18, 23/07/2019

  • Đồ Sơn về “Miền di sản”

    11:15, 01/05/2019

  • Khởi nghiệp từ di sản

    04:19, 27/04/2019

  • Qua miền di sản

    05:04, 02/02/2019

Từ thực tiễn trên có thể thấy, di sản văn hóa phi vật thể cần phải được có một thái độ ứng xử hết sức uyển chuyển. Vừa bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ, lại vừa sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ để làm cho kho tàng di sản văn hóa ấy ngày càng phong phú, đa dạng và cập nhật hơn với đời sống đương đại.

Đó chính là con đường phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa, giá trị phi vật thể…

Sinh ra, tồn tại, đồng hành với sự phát triển; mọi giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa không thể chấp nhận sự bảo thủ, cứng nhắc, bởi đó chính là nguyên nhân tất yếu của sự đào thải, loại trừ, thậm chí tàn lụi. Giá trị của lịch sử và văn hóa là ở phần hồn, chứ không phải ở sự đông cứng và bất biến.

Nói giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể là giữ “phần hồn” cho mai sau là như vậy. 

______________________________________

Tài liệu tham khảo:

[1]  https://tinnhanhchungkhoan.vn/tieu-dung/di-san-van-hoa-phi-vat-the-giu-phan-hon-cho-mai-sau-111973.html

[2] https://laodong.vn/van-hoa/viet-nam-khong-co-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-phai-chang-la-nham-lan-773691.ldo

[3] [4] http://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san/artmid/488/articleid/24814/bao-chi-nham-lan-khi-truyen-thong-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the

[5] https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/38416702-giu-gin-phat-huy-gia-tri-di-san-phi-vat-the.html

Lam Song