Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Doanh nghiệp đừng "tham bát bỏ mâm"
Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn phải đóng vai trò dẫn dắt về giá, làm chủ sự phát triển bền vững của ngành. Bởi nếu giá cao kéo dài, sẽ lại diễn ra tình trạng đổ xô vào nuôi lợn, rồi lại rớt giá.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, năm nay thời tiết bất thuận.
Có người ôm hàng nghìn con lợn
"Không năm nào mà tháng 5 có hoa sữa nở, tháng 6 lộc vừng ra hoa, hạn hán ở thượng nguồn Trung Quốc. Chưa bao giờ có tới 33 quốc gia bị dịch tả lợn châu Phi, hơn 40 nước bị sâu keo hại lúa… Đây là diễn biến thời tiết cực kỳ nguy hiểm", Bộ trưởng cho biết.
Đặc biệt, vị Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng thẳng thắn đánh giá, chăn nuôi lợn năm nay gặp nhiều khó khăn, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018, bao gồm giảm khoảng 9% do thiệt hại bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và gián tiếp do chưa tái đàn.
Theo đó, Bộ trưởng nhận định, tình hình giá lợn hơi trở thành câu chuyện kỹ thuật. Giá tăng cao đến mức mà có đối tượng dùng vật thể bay làm virus lây lan, dùng thủ đoạn lấy mẫu bệnh, dùng công nghệ thông tin cấy virus vào nơi có sản phẩm, hay loan tin có bệnh để người dân bán đổ bán tháo với giá rẻ.
Cục Thú y dự báo, đến hết tháng 12/2019, số lượng lợn phải tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi ước giảm khoảng 74% so với tháng 11/2019, giảm 97% so với tháng 5/2019.
"Có thời điểm giá lợn hơi tăng cao đến mức có người ôm hàng nghìn con lợn từ vùng này sang vùng khác chờ giá lên cao mới bán, lợn len lỏi qua biên giới Trung Quốc để bán hưởng chênh lệch giá. Giá lợn hơi "nóng" đến mức lợn to 1,2 tạ vẫn chưa muốn xuất chuồng. Nhiều người vẫn muốn nuôi tiếp, muốn nó to bằng con trâu. Nhiều nơi chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh, chuồng trại chưa đảm bảo người dân đã nôn nóng tái đàn bằng mọi giá", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cục Thú y cho biết, tổng số lợn còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con. Các doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực đầu tư giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà, hiện còn khoảng 109.000 con (90%) chưa bị dịch bệnh. Do đó cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn.
Doanh nghiệp đừng "tham bát bỏ mâm"
Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn của chăn nuôi lợn hiện nay, số lợn buộc phải tiêu hủy đã lên tới 29.627 con, Bộ trưởng lưu ý các doanh nghiệp đừng “tham bát bỏ mâm”, phải lấy tinh thần chia sẻ, có trách nhiệm với thị trường, không cố tình găm hàng đẩy giá để thu lợi cho riêng mình trong ngắn hạn.
Có thể bạn quan tâm
Giá thịt lợn liên tục "lập đỉnh", tết này gói bánh chưng nhân gì?
11:00, 25/12/2019
Ngành nông nghiệp hoàn toàn thụ động trước cơn khủng hoảng thịt lợn!
03:24, 23/12/2019
Thịt lợn và bức tranh của kinh tế nông nghiệp
05:13, 19/12/2019
Nhiều giải pháp bình ổn mặt hàng thịt lợn
16:23, 17/12/2019
Có hay không việc “găm hàng” để tăng giá thịt lợn?
11:00, 17/12/2019
Bộ Công Thương nêu giải pháp bình ổn thịt lợn
18:47, 12/12/2019
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, thịt gà
09:00, 10/12/2019
Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, sẽ nhập khẩu từ các nước Việt Nam có ký kết FTA
16:03, 02/12/2019
“Doanh nghiệp lãi bao nhiêu, xã hội, Bộ NN&PTNT đều biết rõ, tuy nhiên việc thu lãi như thế có phải là điều tốt hay không? Rõ ràng là điều không tốt cho chính doanh nghiệp. Bởi nếu giá duy trì ở mức cao kéo dài, sẽ lại diễn ra tình trạng đổ xô vào nuôi lợn, rồi sẽ lại rớt giá, dịch bệnh bùng phát”, Bộ trưởng phân tích.
Tư lệnh ngành nông nghiệp đề nghị trong hoàn cảnh hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn phải đóng vai trò dẫn dắt, đặc biệt là dẫn dắt về giá, làm chủ sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, để không chỉ thu lợi trong ngắn hạn, chụp giật, mà còn phải tạo sự ổn định thị trường 100 triệu dân, tiến tới thị trường quốc tế, xuất khẩu, trở thành cường quốc về chăn nuôi.
Về việc nhập khẩu thịt lợn, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng thiếu thì hiển nhiên phải nhập khẩu. Còn tình hình giá là câu chuyện của thị trường. Thị trường vận hành khách quan theo quy luật kinh tế, cung - cầu.
Đến thời điểm này, nhiều tỉnh thành đã hết dịch và triển khai tái đàn tốt như Hưng Yên, Hải Dương, Phó Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai… Vì vậy dự báo trong thời gian tới, tổng đàn lợn sẽ được khôi phục dần trở lại. Ngoài ra, hiện cả nước đã có 860 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn đảm bảo an toàn sinh học và chưa bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Tín hiệu mừng là ngành thịt lợn trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp lớn vào chuỗi sản xuất thịt lợn như Công ty C.P, Masan… Trong đó, Masan đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn mát chất lượng. Tình hình thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố đã được triển khai quyết liệt để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết