Cần Thơ đề xuất nhà nước giữ cổ phần chi phối khi cổ phần hoá các công ty nước sạch
Bí thư Thành Uỷ Cần Thơ Trần Quốc Trung nhận định, nắm cồ phần chi phối của công ty nước sạch thì địa phương mới chủ động được nước sạch, an toàn cho người dân.
Bí thư Thành uỷ Cần Thơ Trần Quốc Trung cho biết năm 2019 kinh tế địa phương tăng 7,84%, nhiều chỉ tiêu khác đều đạt khá.
Theo đó, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, đặc biệt là hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại và dịch vụ, du lịch, vận tải được đẩy mạnh, tăng trưởng khá cao.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký.
Bên cạnh kiến nghị Chính phủ xác định rõ mô hình liên kết vùng, lãnh đạo Cần Thơ còn đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần thơ,cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, hoàn chỉnh giai đoạn hai cho luồng có tàu trọng tải lớn vào sông Hậu.
Đặc biệt, Bí thư Cần Thơ kiến nghị, nếu thành phố không nắm cồ phần chi phối của công ty nước sạch thì khó khăn trong cung cấp nước sạch cho dân, vì tư nhân chỉ đầu tư những nơi có hiệu quả.
“Nắm cổ phần chi phối của công ty nước sạch thì địa phương mới chủ động được nước sạch, an toàn cho người dân”, ông Trần Quốc Trung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng xin thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù từ năm 2020
08:47, 31/12/2019
Hà Nội đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị
14:44, 30/12/2019
TP.HCM xin cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng và tái định cư
14:01, 30/12/2019
“Mây đen phủ kín toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam”
12:03, 30/12/2019
Kinh tế 2019: Nhiều "nghịch lý" đã thay đổi
10:29, 30/12/2019
Cần những "trụ cánh" để kinh tế Việt Nam 2020 vươn cao, bay xa
10:07, 30/12/2019
Phản hồi đề xuất của Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã bố trí ngân sách và xử lý vấn đề tín dụng đầy đủ, không có lý do gì mà không hoàn thành vào 2021 và 2020 phải thông tuyến.
Về việc cổ phần hoá công ty nước sạch, Thủ tướng cho rằng, những lĩnh vưc trọng yếu liên quan đến dân như nước sạch thì cần cân nhắc xem nên cổ phần hoá đến mức độ nào.
Vấn đề cổ phần hoá các công ty nước sạch cũng được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua. Cụ thể, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nước là một vấn đề an ninh còn hơn hơn cả lương thực.
Tuy nhiên, Đại biểu băn khoăn vì “có một tình trạng là chúng ta đang thoái vốn nhà nước toàn bộ, có thể nói thoái vốn đến 100% các công ty cung cấp nước sạch. Vừa rồi báo đăng một tin tỷ phú Thái Lan đã mua đến 34% của nhà máy nước sạch lớn nhất của Việt Nam, hình như là Sông Đuống.
Theo Đại biểu Nghĩa, trước tình hình cung cấp nước sạch ở Hà Nội vừa rồi, cần phải xem xét lại chủ trương này, nếu thoái vốn thì nhà nước vẫn nên chiếm cổ phần chi phối.
Khẳng định rất lưu ý về tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần công ty nước sạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành phải nắm và thực hiện theo đúng Quyết định 2502 của Thủ tướng ngày 22/12/2016.
“Tôi cũng nhất trí đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, Thủ tướng đã tăng cường chỉ đạo các cấp, kiểm tra các cấp, các ngành để thực hiện đúng Luật Tài nguyên nước mà chúng ta đã ban hành”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.