Bệ đỡ vững chắc cho kinh tế
Chính trị ổn định giúp đất nước nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc tế và kiều hối..., góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ những biến động khôn lường của an ninh chính trị truyền thống và phi truyền thống của khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ... nếu bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào bất ổn về chính trị sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thách thức khó hóa giải
Trong năm 2019, kinh tế Trung Quốc chững lại, mọi chỉ tiêu kinh tế, ngoại giao thụt lùi chưa từng có sau 57 năm phát triển; chỉ trong vòng 8 tháng, đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá 0,11%, trong khi chỉ số của thị trường chứng khoán giảm hơn 1%. Nếu tình hình bất ổn tiếp diễn, tỷ giá CNY có thể giảm về hơn 7,15 CNY/USD. Từ chính sách cứng rắn của Washington với Bắc Kinh, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải thận trọng với Trung quốc.
Để đạt được những mục tiêu kinh tế- xã hội trong năm 2020, rất cần Chính phủ điều hành quyết liệt hơn và có cơ chế chính sách dài hơi, phù hợp với điều kiện của đất nước và thông lệ quốc tế.
Xa hơn nữa là khu vực Châu Âu, sự cạnh tranh lôi kéo Chính phủ Ukraine liên minh với Châu Âu hay Nga.
Tháng 8/2019 sau khi lên nắm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Oleksiy Honcharuk đứng trước sự lựa chọn: Tạm ngưng ký thoả thuận với EU để giải quyết các vấn đề phát sinh hay nhận đủ những biện pháp mà Liên minh thuế quan Âu – Á do Nga đứng đầu đưa ra.
Mọi lựa chọn đều tác động trực tiếp đến cuộc sống và việc làm của người dân. Kinh tế tụt dốc, vay nợ ngập đầu, cho dù có bất cứ thoả thuận nào đạt được cũng chỉ là nguồn tài chính vay thêm của nước ngoài.
Kết quả là kinh tế Ukraine thấp nhất khu vực Châu Âu. Đặc biệt là cuộc chiến khí đốt với Nga có thể đẩy lên cao trào gây bất ổn kinh tế cho cả hai phía và khu vực.
Nước Mỹ - nền kinh tế đứng đầu thế giới, dù GDP đã giảm dần qua các quý, nhưng vẫn ổn định trên 1,9% năm 2019; thị trường chứng khoán đạt dấu mốc tăng điểm chưa từng có; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp nhất trong gần 49 năm qua.
Quay trở lại với Việt Nam, quyết tâm lãnh đạo của Đảng và Chính phủ làm trong sạch bộ máy công quyền đã lấy lại niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong 3 năm qua, kinh tế Việt Nam đi lên nhưng tiếp tục phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng chính sách bảo hộ thương mại.
Chính phủ đã nhận diện được sự yếu kém của mình trong cách quản lý và điều hành kinh tế trong bối cảnh hội nhập phức tạp nhiều hơn thuận lợi.
Vấn đề đặt ra là muốn cơ cấu kinh tế thành công thì chúng ta phải cơ cấu lại bộ máy hành chính và đây là điều kiện tiên quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020: Thước đo mới của cải cách
04:50, 03/01/2020
Đầu tư vào đâu năm 2020?
11:50, 02/01/2020
Triển vọng ngành năm 2020
00:00, 02/01/2020
Kỳ vọng 2020 tươi sáng!
13:03, 01/01/2020
6 trọng tâm, 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2020
00:00, 02/01/2020
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ tiếp đà của 2019
06:06, 01/01/2020
Doanh nhân Việt và dự cảm 2020
01:00, 01/01/2020
Thực tế cho thấy, việc cắt giảm các thủ tục hành chính trên con số đo đếm là khả quan nhưng được biến tướng sang các văn bản của các bộ chủ quản phức tạp hơn, khó khăn hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Những giải pháp thực thi trong thời gian qua về phát triển kinh tế bị ngăn cản bởi nhiều luật không phổ cập với thực tế cho phát triển đầu tư của đất nước.
Ví dụ như: Luật quy hoạch được thông qua và có hiệu lực tháng 11/2018 cho đến nay chưa có các văn bản mang tính pháp quy cụ thể để điều chỉnh dẫn đến hàng loạt dự án nằm chờ và nhà đầu tư thua lỗ....
Trong khi đó, dòng tiền luân chuyển trong xã hội bị ngưng trệ trong lĩnh vực đầu tư công vì cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo và cứng nhắc.
Kinh tế tư nhân không dám mạnh dạn mở rộng kinh doanh sản xuất. Các doanh nghiệp này chỉ còn cách đầu tư vào bất động sản là chủ yếu, dẫn đến thị trường bất ổn và méo mó, nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ dẫn đến phá sản và thị trường ảo trong tương lai gần. Các gói hỗ trợ giảm lãi suất từ các ngân hàng đã được đưa ra nhưng dân doanh, nhà đầu tư vẫn khó tiếp cận.
Cần cơ chế chính sách dài hơi
Nhìn một cách tổng thể, Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong bang giao với các nước trong khu vực và thế giới. Những hiệp định chung, những thoả thuận thương mại đã mang lại hiệu quả cao và được nâng lên tầm chiến lược như: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…
Quan trọng hơn nữa là Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN từ 1/1/2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của đất nước, của khu vực và thế giới nói chung, quan trọng hơn là cuộc sống của gần 100 triệu dân Việt Nam đang cần một môi trường tốt hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn, Nhà nước đã thực thi các chính sách phù hợp với lòng dân, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, của thế giới.
Nếu Việt Nam không có nền chính trị ổn định; không có chính sách cởi mở, hợp lý về phát triển kinh tế, thu hút vốn FDI, kiều hối và không có những doanh nhân yêu nước… thì chắc chắn khó có thể có sự phát triển bền vững như những gì đã đạt được ngày hôm nay.
Năm 2019, cả thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã thu hút được hơn 31,8 tỷ USD nguồn vốn FDI và 17 tỷ USD kiều hối- những con số cơ học nhưng đã minh chứng được sự ổn định về chính trị và các quyết sách đầu tư trúng và chuẩn hơn so với những năm trước.
Một mùa xuân mới đang về, hy vọng trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 6,5- 6,7% và lạm phát thấp hơn năm 2019 để tạo đà bứt phá đi lên trong những năm tiếp theo.
Để đạt được những mục tiêu này, rất cần Chính phủ điều hành quyết liệt hơn và có những cơ chế chính sách dài hơi, phù hợp với điều kiện phát triển đất nước và thông lệ quốc tế.
Mong lắm một năm mới tốt lành đến với dân tộc, đất nước Việt Nam.