Kết nối Đông – Tây để thúc đẩy phát triển kinh tế biển

Nguyễn Việt 15/01/2020 18:47

Việt Nam mong muốn có nhiều kết nối Đông – Tây nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại  Lễ công bố Báo cáo phát triển Việt Nam: Kết nối Việt Nam vì thịnh vượng và phát triển chung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 15/1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh tạip/Lễ công bố Báo cáo phát triển Việt Nam: Kết nối Việt Nam vì thịnh vượng và phát triển chung. Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Lễ công bố Báo cáo phát triển Việt Nam: Kết nối Việt Nam vì thịnh vượng và phát triển chung. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo Phó Thủ tướng, trong các nền kinh tế có quy mô tương đương, thì nền kinh tế Việt Nam có “độ mở” lớn nhất mang lại nhiều giá trị về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo nhưng cũng có nhiều thách thức trước các động thái cản trở tự do thương mại. Do đó, bên cạnh thương mại quốc tế, Việt Nam cũng cần quan tâm hơn tới đầu tư trong nước và thị trường nội địa.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Nhật Bản phải là nhà đầu tư tốt nhất tại Việt Nam”

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Nhật Bản phải là nhà đầu tư tốt nhất tại Việt Nam”

    13:29, 13/01/2020

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Yên Bái phải xóa nghèo cho gia đình chính sách

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Yên Bái phải xóa nghèo cho gia đình chính sách

    20:17, 09/01/2020

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Tôi thấu hiểu người lao động khi Tết đến Xuân về"

    18:20, 06/01/2020

"Từ năm 2017 tới nay, Việt Nam chỉ mất 2 năm để tăng thêm 100 tỷ USD giá trị xuất nhập khẩu, nhưng quan trọng là giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa trong khối lượng xuất nhập khẩu này như thế nào mới là điều quan trọng. Vì vậy, trước hết chúng ta cần phải định hình chính sách về thương mại, trong đó có thương mại quốc tế và thương mại trong nước cũng như đầu tư và tiêu dùng trong nước và để tích hợp với các chiến lược về kết cấu hạ tầng”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề với các chuyên gia.

Vẫn theo Phó thủ tướng, giao thông vận tải là hạ tầng cứng trong khi chuỗi giá trị là có tính chất linh hoạt, thay đổi rất nhanh chóng và khó lường như hiện nay. Một cửa khẩu quốc tế rất quan trọng nhưng có thể chỉ sau một biến cố nào đó sẽ không còn giá trị nữa. “Chúng ta sẽ tích hợp và kết nối hai chiến lược hạ tầng và chiến thương mại như thế nào?”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia nghiên cứu sâu hơn về kết nối Đông- Tây để có thể phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, du lịch biển theo chiến lược phát triển kinh tế biển và để hạ tầng của Việt Nam không bị vô hiệu hóa khi các quốc gia khác đang chú trọng vào việc phát triển và kết nối theo hướng Đông- Tây.

Về khuyến nghị đảm bảo nguồn dữ liệu thông tin cung cấp cho doanh nghiệp phân tích có chất lượng về chính sách đa ngành đối với thương mại, giao thông vận tải và các chuỗi giá trị, Phó Thủ tướng cho rằng là một đề xuất đúng đắn. Nếu thông tin nhiễu loạn thì sẽ “giết chết” các quyết định hoặc làm hỏng các quyết định về quản lý. Nhưng Phó Thủ tướng đánh giá, vấn đề làm sao để chúng ta hài hòa giữa tự do thương mại, minh bạch thông tin, tích hợp thông tin với bảo đảm bí mật kinh doanh cũng như là các bí mật khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thấy được đề cập sâu trong báo cáo cần làm rõ.

Theo Phó Thủ tướng, tạo thuận lợi thương mại nhưng phải đi kèm với chống gian lận thương mại. Việt Nam ủng hộ tự do hóa thương mại, ủng hộ minh bạch, công khai, nhưng cũng phải bảo vệ quyền, cạnh tranh và công bằng và cái bí mật cá nhân bí mật của các doanh nghiệp được luật pháp người ta cho phép và người ta bảo vệ. Cần xem xét tính chuyên môn hóa của địa phương và hợp tác liên vùng trong chính sách đầu tư vào hạ tầng giao thông. Theo đó, Phó Thủ tướng đặt ra vai trò về thể chế điều phối và chính sách tài khoá để tạo động lực cho liên kết vùng khi những thử nghiệm trước đây đã không thành công.

Phó Thủ tướng đồng tình với khuyến nghị các khu công nghiệp, khu kinh tế cần phải hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi cung ứng trong nước để hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. Nhưng theo Phó Thủ tướng, thực tế có các khu công nghiệp chưa lấp đầy và không còn giá trị thu hút đầu tư, trong khi đó có các quốc gia đề nghị đầu tư khu công nghiệp riêng ở Việt Nam đặt ra vấn đề hiện đại hoá các khu công nghiệp của Việt Nam như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, với cách tiếp cận đa diện và đa chiều, Báo cáo đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan các lựa chọn chính sách phát triển và chiến lược đầu tư nhằm thúc đẩy hội nhập của Việt Nam với thị trường toàn cầu, tăng cường kết nối thúc đẩy sự phát triển  bao trùm và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu “Kết nối là một khái niệm đa diện và đa chiều, không chỉ bó hẹp ở kết cấu hạ tầng mà còn về không gian của các hoạt động kinh tế, về tính sẵn sàng và khả năng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Theo Ngân hàng Thế giới, trong bối cảnh thu nhập tăng, giảm nghèo đói và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam đã được hưởng lợi rất nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối diện với những thách thức và mối đe dọa mới đối với quỹ đạo tăng trưởng từ khuynh hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu và sự tác động của biến đổi khí hậu. Để bảo đảm năng lực cạnh tranh, Việt Nam phải thực thi các chính sách và đầu tư để đất nước thích ứng một cách tốt nhất với môi trường toàn cầu đang thay đổi.

Nguyễn Việt