25 người chết, 830 người nhiễm viêm phổi corona: Vì sao WHO chưa công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

Anh Duy 24/01/2020 09:01

WHO cho rằng dịch viêm phổi corona chưa trở thành vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, chưa có sự lây nhiễm virút corona mới từ người sang người bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Theo Hãng tin AFP, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã trì hoãn việc đưa ra quyết định về vấn đề này một ngày, sau khi chính quyền Trung Quốc công bố những biện pháp phòng dịch quyết liệt chưa có tiền lệ liên quan tới dịch viêm phổi cấp do chủng virút corona mới gây ra.

Tới nay, dịch viêm phổi cấp mới tại Trung Quốc đã làm 18 người thiệt mạng và khoảng 650 người nhiễm bệnh.

Tới nay, dịch viêm phổi cấp mới tại Trung Quốc đã làm 25 người thiệt mạng và khoảng 830 người nhiễm bệnh.

"Không hề có sai sót gì ở đây cả. Đó là một tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể trở thành một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu", Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nói.

Các thành viên của ủy ban khẩn cấp đã có nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên, về tổng thể, họ nhất trí rằng còn quá sớm để coi virus corona mới ở Trung Quốc là một Tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng (PHEIC).

Việc tuyên bố một dịch bệnh nào đó là "tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế" của WHO sẽ đòi hỏi các quốc gia phải đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý ngăn chặn dịch ở quy mô quốc tế.

Trung Quốc đã phong tỏa ba thành phố hôm 23/1, bao gồm Vũ Hán, Hoàng Cương và Ngạc Châu, tâm điểm của đợt bùng phát virus corona. Con số lây nhiễm hiện lên tới 830 trường hợp, 25 người tử vong.

Tới nay, dịch viêm phổi cấp mới tại Trung Quốc đã làm 25 người thiệt mạng và khoảng 830 người nhiễm bệnh. Chính quyền nước này đã triển khai lệnh cách ly với khoảng 20 triệu người dân sống tại các thành phố liên quan tới tâm điểm phát dịch là một chợ hải sản đầu mối thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Giới chức y tế Trung Quốc lo ngại tốc độ lây lan bệnh dịch sẽ gia tăng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay khi hàng trăm triệu người dân Trung Quốc di chuyển khắp nơi, hoặc về nhà, hoặc đi du lịch nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Viêm phổi Vũ Hán: Đừng hoảng sợ - Nhưng cũng đừng bỏ qua!

    08:10, 24/01/2020

  • Singapore xác nhận có trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi corona

    03:53, 24/01/2020

  • Hai trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh viêm phổi virus corona tại Việt Nam

    01:45, 24/01/2020

  • Hà Nội: Nữ du học sinh vừa trở về từ Vũ Hán nghi mắc viêm phổi virus corona

    14:00, 23/01/2020

  • Thủ tướng chỉ đạo khẩn về chống dịch bệnh viêm phổi virus corona

    13:00, 23/01/2020

  • 17 người chết vì viêm phổi lạ từ Vũ Hán: WHO cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khoẻ toàn cầu

    02:42, 23/01/2020

  • Mỹ xác nhận trường hợp nhiễm viêm phổi lạ đầu tiên lây từ Trung Quốc

    09:49, 22/01/2020

  • Bộ Y tế ra khuyến cáo khẩn vì lo ngại bệnh viêm phổi lạ Trung Quốc lây sang Việt Nam dịp Tết

    08:32, 22/01/2020

Hãng tin Reuters dẫn nhận định của ông Gauden Galea, quan chức đại diện của WHO tại Bắc Kinh, cho rằng "việc cách ly 11 triệu người dân của thành phố Vũ Hán là chuyện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử y tế cộng đồng".

Tuy nhiên, WHO cũng cho biết tổ chức này vẫn chưa đưa ra bất cứ khuyến nghị nào về các hạn chế đi lại cũng như thương mại.

"Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp họ cho là thích hợp để ngăn chặn sự lây lan của virus corona tại Vũ Hán và các thành phố khác. Chúng tôi hi vọng các biện pháp đó vừa hiệu quả vừa ngắn hạn", ông Tedros nói.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Tedros cũng nhấn mạnh rằng ông có thể lập lại một ủy ban khẩn cấp mới khi tình hình thay đổi mà có thể là một ngày nữa, một vài ngày nữa, hoặc cũng có thể vào bất cứ lúc nào.

"Tôi muốn nhắc lại một thực tế là tôi đã không tuyên bố PHEIC ngày hôm nay, nhưng điều đó không nên được coi là một dấu hiệu cho thấy WHO không cho rằng tình hình hiện nay đủ nghiêm trọng, hoặc chúng tôi đã làm việc không nghiêm túc. Không gì có thể hơn được sự thật. WHO đang theo dõi đợt bùng phát này từng phút mỗi ngày", Tổng giám đốc WHO nói.

Trong khi đó, ông Peter Piot, giáo sư chuyên ngành y tế toàn cầu và là giám đốc Trường Y học nhiệt đới & vệ sinh Luân Đôn, cho rằng dịch viêm phổi cấp mới tại Trung Quốc đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

"Mặc dù chưa được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, song việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và có thêm nguồn tài nguyên sẽ là điều rất thiết yếu trong việc ngăn chặn dịch bệnh này", ông Peter Piot nói.

Các quy định về PHEIC được xây dựng sau đợt dịch SARS bùng nổ vào năm 2003 và thông qua bởi 194 quốc gia vào năm 2005. Từ đó tới nay, mới chỉ có 5 lần WHO tuyên bố PHEIC cho các đại dịch: cúm lợn H1N1 năm 2009, bại liệt năm 2014, Ebola năm 2014, Zika năm 2015 và một đợt tái bùng phát Ebola năm 2019.

Năm 2013, WHO cũng từng thành lập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá liệu virus MERS có nên được tuyên bố là PHEIC hay không. Nhưng rốt cuộc sau nhiều phiên họp, họ kết luận rằng căn bệnh này không phải là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Anh Duy