Có một thứ "đáng sợ" hơn virus Corona
Trước đại dịch virus Corona (nCoV), khẩu trang y tế đang ở tình trạng “sốt” cao hơn cả nhiệt độ cơ thể người nhiễm nCoV.
Tại nhiều nơi, giá đã lên tới 300 nghìn đồng/hộp 20 cái. Thậm chí, một số người phản ánh có nơi còn hét giá 450 nghìn đồng/hộp khiến dư luận bức xúc.
Gần 3h sáng giờ Việt Nam, ngày 31/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhanh chóng tuyên bố sự bùng phát chủng nCoV mới từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”. Mức độ đánh giá nguy cơ của chủng virus này là rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp khu vực, và cao ở cấp toàn cầu.
Nhất là, sau khi thông tin 3 người Việt đầu tiên dương tính với virus này được công khai vào ngày 30/1. Tức là, nCoV không còn là chuyện ở bên kia biên giới, chuyện của Vũ Hán và những tỉnh thành khác của Trung Quốc hay chuyện bên ngoài thế giới nữa, nCoV đã trở thành chuyện của mỗi chúng ta.
Có thể bạn quan tâm
Loại khẩu trang nào có thể bảo vệ bạn khỏi virus Corona?
07:00, 01/02/2020
Xử nghiêm tình trạng găm hàng, "thổi giá" khẩu trang
18:08, 31/01/2020
Khẩu trang chỉ phát huy hiệu quả phòng virus corona khi sử dụng đúng cách
15:09, 31/01/2020
Học sinh Hà Nội phòng tránh virus corona bằng cách đeo khẩu trang trong lớp
11:43, 31/01/2020
Quản lý thị trường vào cuộc ngăn chặn việc tăng giá bán khẩu trang
11:36, 31/01/2020
Lo ngại dịch bệnh viêm phổi do virus corona, người dân TP. HCM đeo khẩu trang thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ
03:00, 29/01/2020
Phát miễn phí hàng chục nghìn khẩu trang tại Sân bay Nội Bài
21:51, 26/01/2020
Lễ hội và nguy cơ lây nhiễm virus Corona
06:39, 01/02/2020
Phòng ngừa virus corona: Đau lòng về tình trạng “tát nước theo mưa”
05:00, 01/02/2020
Cổ phiếu ngành dược, y tế tăng trần giữa "tâm bão" Corona
04:00, 01/02/2020
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông “mắc kẹt” vì virus Corona
00:05, 01/02/2020
Và thế là tất cả hoang mang, sợ hãi, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước sát trùng… để phòng ngừa trước dịch bệnh. Giá cả của các mặt hàng y tế này cũng tăng “phi mã”. Những hộp khẩu trang bình thường chỉ có giá 50 ngàn đồng được các tiểu thương đẩy ra thị trường với giá gấp 3, thậm chí là gấp 4 đến 5 lần. Tại nhiều nơi, giá đã lên tới 300 nghìn đồng/hộp 20 cái. Thậm chí, một số người phản ánh có nơi còn hét giá 450 nghìn đồng/hộp…v..v.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh “chống dịch như chống giặc”. Còn trước tình trạng đội giá khẩu trang y tế, tại cuộc họp đột xuất của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020 diễn ra chiều 31/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá, yêu cầu kiểm soát chặt và xử phạt nếu phát hiện vi phạm.
Có thể, các đối tượng trục lợi đã lợi dụng quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.
Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, Nguyễn Minh Tuấn, cho biết qua ghi nhận thị trường có tình trạng khẩu trang đang rất khan hiếm, giá lên, “găm” hàng. Đây là điều không hợp lý bởi đang trong vụ dịch, mọi người đều có nhu cầu sử dụng.
Theo Điều 196, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Còn theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá. “Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn, 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt” - cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Có điều, trên tất cả của việc “găm hàng-đội giá” - nó cho thấy đây là cái sự “kiếm lời từ thảm họa” của những con người vị kỷ và ngẫm ra chẳng phải chuyện mới đây người ta sáng tạo ra. Nói thẳng ra, có những nỗi sợ hãi đã biến thành tiền. Kinh doanh nỗi sợ hãi, trục lợi từ sự hoang mang của công chúng thậm chí còn trở thành một chiêu thức marketing.
Suy cho cùng, giá trị của một chữ “tình” đối với mọi người bao giờ cũng vượt lên trên chữ “tài” vị kỷ cho riêng bản thân. Và ở giữa pháp luật, cái lý, bên cạnh chữ đúng và chữ sai, còn chữ tình và chữ đạo nữa. Sống ở đời, không làm được việc thiện, ít nhất cứ đừng làm ác. Không nói được điều hay, thì ít nhất hãy cứ kiệm lời. Làm người, nên có lòng thương cảm, ít nhất cho đồng bào mình, trong nguy cơ về một thảm họa có thể ập đến và kéo theo những cái chết.
Đúng là, nCoV đáng sợ thật, nhưng có một thứ đáng sợ hơn, đó là “ổ dịch” từ lòng người.