Corona - nỗi đau không chỉ riêng ai
Có lẽ sau đại dịch SARS thì Corona là đại dịch gây tổn thất, hoang mang và lo lắng nhất trong cộng đồng.
Không hẳn người dân sợ chết, mà họ sợ cho người thân của mình. Chính vì tâm lý đó mà cá nhân nào có nguy cơ mang mầm bệnh mà thiếu hợp tác hoặc có hành vi đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng thì ngay lập tức họ sẽ xa lánh, lên án người đó đó.
Khi sự lo lắng đến đỉnh điểm, bản thân các cá nhân trong cuộc thiếu bình tĩnh và nhạy cảm mà đưa ra các quyết định sai lầm nào thì nạn nhân lập tức “vinh dự” được cộng đồng mạng chăm sóc cả nhiều đời nhà mình.
Với trường hợp của chị Cao Thị Thu Thủy tại Hải Phòng, vì những yếu tố khách quan mà chị và gia đình trở thành nạn nhân của cơn đại dịch. Tất cả ập đến bất ngờ khiến chị và gia đình trở tay không kịp.
Có thể bạn quan tâm
BHXH sẽ thanh toán chi phí điều trị với trường hợp nghi nhiễm virus Corona
11:30, 04/02/2020
Virus corona sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam ra sao?
11:22, 04/02/2020
Cơ hội sinh lời cổ phiếu trong đại dịch Corona
11:08, 04/02/2020
Những “chiến binh” công nghệ cao trong cuộc chiến chống virus Corona
11:00, 04/02/2020
Phòng cúm Corona: Con nghỉ học, bố mẹ... nghỉ làm
11:00, 04/02/2020
Thị trường bất động sản du lịch lao đao vì dịch cúm Corona
11:00, 04/02/2020
Việt Nam công bố trường hợp thứ 9 nhiễm virus Corona
09:50, 04/02/2020
Nhưng trở thành nạn nhân mà bản thân chị Thủy và gia đình không biết kêu ai, trách ai, cách để bảo vệ bản thân là chị lên facebook để tường trình về sự việc. Và theo như trình bày của chị Thủy thì mọi sự là do hãng hàng không, lực lượng y tế sân bay Cát Bi làm việc thiếu trách nhiệm. Phòng cách ly tại sân bay Cát Bi không giường bệnh, không nhân viên y tế.
"Tôi cùng gia đình khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) về sân bay Cát Bi, thời gian ghi trên vé là 21h15, ngày 29/1. Thực tế phải tới 0h45 ngày 30/1 máy bay mới cất cánh. Tôi bị mệt mỏi và lả đi vì hãng bay delay quá lâu, phục vụ ăn uống không chu đáo.
Đến khi vào phòng cách ly tại sân bay Cát Bi thì điều kiện lưu trú không đảm bảo (không có giường, phải nằm trên ghế) và không có nhân viên y tế làm việc. Thời gian cất cánh được chốt lại là 0h ngày 30/1, nhưng trước đó 15 phút nhân viên VietJet mới thông báo phục vụ bữa ăn miễn phí (sau khi nhiều hành khách kêu đói). Khi vào nhà hàng, chưa kịp ăn thì nhân viên lại gọi ra máy bay. Đến gần 1h chuyến bay mới cất cánh’’. - chị Thủy cho biết.
Thông tin delay mà hành khách phản ánh khớp với dữ liệu hành trình trên ứng dụng Flightradar24.
Chuyến bay đáp xuống Cát Bi lúc 2h30 ngày 30/1, chị Thủy cùng 2 hành khách khác có biểu hiện sốt được đưa ngay vào phòng cách ly.
Theo người nhà chị thủy đi cùng chuyến bay cho biết: "Phòng cách ly tại sân bay Cát Bi thực ra là một phòng họp với các dãy ghế. Không có giường bệnh và chăn gối, cũng không có nhân viên y tế vào làm việc với các bệnh nhân".
Sau khoảng 1 tiếng rưỡi nằm đợi trên ghế vẫn chưa thấy nhân viên y tế đến, người nhà đưa chị Thủy rời khỏi sân bay vào lúc 4h sáng vì quá mệt mỏi. Trước khi đi, họ để lại số điện thoại để cơ quan chức năng liên hệ.
Người nhà chị Thủy cho biết gia đình rất bức xúc về cách phục vụ của hãng hàng không và đến nay vẫn chưa nhận được lời xin lỗi từ hãng này. Nhưng điều khiến gia đình bức xúc hơn cả là việc thông tin cá nhân, số điện thoại và địa chỉ của họ bị phát tán lên mạng xã hội.
Sở Y tế Hải Phòng cho rằng chị Thủy tại đây đã "không hợp tác với nhân viên y tế, bỏ về, không thực hiện kiểm tra sức khỏe".
Ngày 30/1, Sở Y tế Hải Phòng thông tin về trường hợp nữ hành khách tự ý rời khỏi sân bay Cát Bi dù bị yêu cầu cách ly để kiểm tra sức khỏe. Lo ngại lây lan mầm bệnh, Sở Y tế gửi văn bản cho Công an Hải Phòng đề nghị xác minh địa chỉ cư trú của nữ hành khách này.
Trong ngày 31/1, Sở Y tế Hải Phòng đã cử bác sĩ đến nhà chị Thủy để tiến hành các xét nghiệm và kết luận người này không nhiễm virus Corona. Các bác sĩ nhận định nữ hành khách có thể chỉ bị mệt do tụt huyết áp.
Từ việc của chị Thủy cho chúng ta thấy sự sợ hãi về bệnh dịch không đáng lo bằng nỗi sợ hãi của người dân khi nghe tin có một cá nhân đang “đe dọa” đến sự an toàn của xã hội và sẵn sàng “nhậu” luôn cá nhân đó. Sự việc của chị Thủy khi xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm trước những phiền toái mà gia đình chị gặp phải. Những tổn thất tinh thần mà họ gánh chịu ai sẽ tháo gỡ cho họ?
Bà Phạm Thu Xanh - Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, về việc hành khách phàn nàn điều kiện lưu trú của phòng cách ly không đảm bảo, không có nhân viên y tế, trách nhiệm thuộc về lực lượng y tế của sân bay.
Sẽ chẳng có con vi rút nào có thể “xâm nhập” được vào chúng ta nếu cả cộng đồng cùng chung tay bảo vệ và chia sẻ các biện pháp phòng tránh.
Chỉ có tình yêu thương, trách nhiệm và hiểu biết mới có thể đẩy lùi được dịch bệnh.
Xin đừng trở thành những “con vi rút Corona” xâm nhập vào chính cộng đồng của mình bằng những lời cay nghiệt và sự nóng vội thiếu hiểu biết.
Trước đại dịch, cần lắm những trái tim ấm và cái đầu lạnh.