Việt Nam thử nghiệm thuốc kháng HIV/AIDS cho virus Corona mới
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới” vừa được phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh là người phê duyệt bổ sung đề tài này. Đơn vị chủ trì nghiên cứu là Bệnh viện Nhiệt Đới Trương ương. Các đơn vị phối hợp thực hiện gồm Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trung tâm cảnh giác dược và các đơn vị khác được Bộ Y tế.
Lopinavir/ritonavir được biết đến là một loại công thức phối hợp liều cố định để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS.
Có thể bạn quan tâm
[NÓNG] Việt Nam có thêm 3 bệnh nhân nhiễm virus Corona xuất viện
16:21, 10/02/2020
Hiểu thêm về muối và khả năng "vô hiệu hóa" virus corona của muối
13:30, 10/02/2020
Nhiều "ông lớn" FDI kêu sản xuất đình trệ do dịch cúm Corona
11:11, 10/02/2020
Dịch virus Corona: Bao giờ mới “chạm đỉnh”?
11:09, 10/02/2020
Virus Corona ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?
11:00, 10/02/2020
Tránh mất tiền trong tâm bão Corona
10:04, 10/02/2020
Ngành công nghệ trước tác động của virus corona
07:59, 10/02/2020
Canada: Dùng tinh thể muối làm "dao" cắt chết VirusCorona!
07:01, 10/02/2020
Đề tài độc lập nghiên cứu đặt mục tiêu sẽ thử nghiệm trong 4 tuần hoặc trên 10 người bệnh. Trên cơ sở đó, đơn vị nghiên cứu sẽ báo cáo hiệu quả đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng, virus học của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới được điều trị theo phác đồ điều trị nền của Bộ Y tế.
Cơ quan nghiên cứu cũng sẽ báo cáo sơ bộ về tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế
Căn cứ trên các báo cáo trên, có thể đề xuất việc sử dụng lopinavir và ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm vi rút Corona mới (2019-nCoV).
Trong vòng 12 tháng, nghiên cứu sẽ làm rõ đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đề xuất phác đồ sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona.
Trước đó, đã có 4 bệnh nhân bị nhiễm virus corona tại Malaysia đã bình phục sau khi được điều trị bằng Kaletra - một loại thuốc điều trị Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS.
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Lee Boon Chye cho biết, dù đạt được thành công nói trên, song chỉ với một trường hợp đơn lẻ này tại Malaysia vẫn chưa thể khẳng định được tính hiệu quả của Kaletra. “Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Malaysia sẽ tiếp tục nghiên cứu các trường hợp tương tự tại những quốc gia khác, nhất là Trung Quốc, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về công dụng của Kaletra”. - Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia nói.
Không chỉ ở Malaysia, các bác sĩ ở Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc cũng đã sử dụng thuốc điều trị HIV cho các bệnh nhân nhiễm 2019- nCoV tại Bắc Kinh, dựa trên kết quả nghiên cứu được thực hiện trong đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) trước đây. Triệu chứng viêm phổi của những bệnh nhân này đều thuyên giảm rõ rệt, thậm chí một số ca bệnh còn cho kết quả âm tính với nCoV.
Hy vọng với những thủ nghiệm mới này, cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng có thể đóng góp một phần công sức, chất xám của mình vào công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi virus corona mới.