Phòng, chống COVID-19: Quan trọng vẫn là ý thức của người dân!
“Chúng ta không biết có bao nhiêu thời gian và không thể dự đoán được dịch bệnh COVID-19 sẽ diễn biến theo hướng nào”.
Đó là lời cảnh báo của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus về sự lây lan rộng của virus ra cộng đồng bên ngoài Trung Quốc tại “Hội nghị An ninh Munich” hôm 15/2 vừa qua. Vì thế, chuyện cách ly, khoanh vùng để dập dịch COVID-19 là điều rất cần thiết.
Tính đến thời điểm này, Vĩnh Phúc là nơi có nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhất trong cả nước với đầy đủ các ca bệnh như khuyến cáo của cơ quan y tế: Người bị nhiễm từ vùng dịch Vũ Hán (Trung Quốc); lây nhiễm tại chỗ và lây nhiễm đối với cả ở độ tuổi THPT và cả cháu bé 3 tháng tuổi.
Trong đó, huyện Bình Xuyên có 4 xã có ca bệnh dương tính là Quất Lưu, Sơn Lôi, Gia Khánh, Thiện Kế. Theo đó, bắt đầu từ hôm 13/2, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định cách ly hoàn toàn xã Sơn Lôi.
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng thuốc đông y 3.000 năm cho điều trị COVID-19
04:00, 17/02/2020
Cuộc chiến “chống giặc COVID-19" và nghi vấn khẩu trang vải kháng khuẩn
17:30, 16/02/2020
Đà Nẵng: Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì dịch COVID-19
16:26, 16/02/2020
Ứng phó với dịch COVID-19: Doanh nghiệp Đà Nẵng xoay xở đầu vào
22:46, 15/02/2020
Nới lỏng tiền tệ để chống COVID-19
22:28, 15/02/2020
Việt Nam ra tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về ứng phó dịch COVID-19
11:30, 15/02/2020
COVID-19 có là sự kiện "bất khả kháng" trong thực thi hợp đồng thương mại?
05:50, 15/02/2020
Thực hiện quyết định cách ly này, tỉnh Vĩnh Phúc lập 12 chốt tại các đường, lối vào xã Sơn Lôi để kiểm soát chặt chẽ người ra vào xã theo đúng chỉ đạo từ UBND tỉnh. Tại các chốt có lực lượng công an, quân đội, y tế kiểm soát. Người dân trong xã Sơn Lôi bị hạn chế ra ngoài, trừ trường hợp khẩn cấp. Những người bên ngoài cũng không được vào xã Sơn Lôi. Thời gian khoanh vùng, cách ly là 20 ngày.
Liên quan đến chuyện cách ly, khoanh vùng này, một số người dân tại địa phương xã Sơn Lôi cho biết "Nhân dân Sơn Lôi - Bình Xuyên vẫn đứng thẳng mà đi. Nếu có dịch bệnh, nhân dân cùng nhau tích cực cùng nhà nước phòng chống. Sơn Lôi chúng tôi không làm nên bệnh".
Tuy nhiên, trên một số trang báo thông tin trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại huyện Bình Xuyên, Chủ tịch huyện Nguyễn Minh Chung cho biết, Sơn Lôi có 315 người đã ra khỏi xã. Đến sáng 16/2 đã có một số người trở về, số người còn lại đang tiến hành rà soát xem họ đi đâu.
Việc một bộ người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa bàn trong thời gian thực hiện quyết định cách ly ít nhiều cũng mang lại những lo ngại nhất định cho người dân ngoài vùng dịch. Nhân sự việc này chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của việc cách ly, vì sao phải cách ly và càng không nên kỳ thị người trong vùng cách ly này.
Cách ly không phải là cách ly theo suy nghĩ cực đoan của một số người rằng, đang kỳ thị những người dân ở đây. Hiểu như thế là hoàn toàn không có ý xây dựng và chưa đúng về công tác phòng chống dịch. Cách ly ở đây là cách ly về mặt y tế, chính những người dân sống ở Sơn Lôi (vùng có nguy cơ nhiễm dịch cao vì đã có nhiều người bị nhiễm và nghi nhiễm) cũng không biết được họ có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Vì thế việc khoanh vùng để theo dõi, điều trị kịp thời cho những người không may nhiễm COVID-19 là hoàn toàn cần thiết đối với bản thân họ. Cùng với đó là để dịch không lây lan ra cộng đồng, để không khiến công tác phòng chống dịch cho người dân thêm khó khăn và khó kiểm soát. Mặt khác, những người dân ở Sơn Lôi khi bị cách ly cũng được quan tâm chu đáo, được nhận hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày và được chăm sóc y tế thường xuyên.
Trong bối cảnh, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 16/2 công bố số người tử vong trên toàn Trung Quốc đại lục tăng 142 ca lên 1.665. Thêm 2.008 người nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục lên 68.500. Số trường hợp nhiễm mới ít hơn 633 ca so với hôm trước. 9.419 người khỏi bệnh và 11.272 người trong tình trạng nguy kịch.
Trên toàn thế giới, 69.198 người nhiễm bệnh. 1.669 ca chết vì dịch, gồm 4 trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc đại lục ở Nhật, Hong Kong, Pháp, Philippines. 11.292 người trong tình trạng nguy kịch, 9.538 người được chữa khỏi.
Tại Việt Nam, tính đến nay đã có 16 người dương tính với COVID-19, trong đó 7 người đã được xuất viện. Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính là 1.068 trường hợp. Có thể nói, sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19, đến nay có thể bước đầu khẳng định dịch COVID-19 đang được Việt Nam kiểm soát hiệu quả.
Dù vậy, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định các bước quyết liệt mà Trung Quốc thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus dường như đã giúp thế giới có thêm thời gian để đối phó với dịch bệnh. Đồng thời ông cũng cảnh báo: “Chúng ta không biết có bao nhiêu thời gian và không thể dự đoán được dịch bệnh sẽ diễn biến theo hướng nào”.
Ngay lúc này, điều mong muốn nhất bây giờ của tất thảy người dân cả nước là sớm dập được dịch để cuộc sống trở lại bình thường, học sinh-sinh viên đi học, người lớn đi làm kiếm tiền, không ai bị xa lánh, kỳ thị.
Muốn vậy, bản thân những người trong vùng dịch và những đối tượng thuộc diện cách ly phải tuân thủ nghiêm ngặt chủ trương cách ly y tế của cơ quan chức năng đã đưa ra.