Tiêm chủng cúm có phòng, chống được COVID-19?

Bảo Lam 17/02/2020 20:04

COVID-19 do virus Corona chủng mới (nCoV) gây ra không phải là bệnh cúm, vì vậy, vắc-xin cúm không giúp ngăn ngừa bệnh này mà chỉ ngừa một số loại cúm mùa.

BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) đã khẳng định như vậy trước thông tin nhiều người dân kháo nhau tiêm chủng cúm có thể phòng ngừa được lây nhiễm COVID-19.

“Bệnh do COVID-19 mới gây ra hiện chưa có vắc-xin”. – BS Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh.

Theo BS Tiến, không phải những người đã tiêm ngừa cúm là không được hưởng lợi. Mùa này, nhất là các địa phương có khí hậu lạnh, đang là mùa của cúm, vì vậy, khi tiêm phòng cúm là chúng ta sẽ chống được cúm.

Đối với các căn bệnh chưa có vắc-xin như bệnh do COVID-19, việc giữ sức khỏe tốt trong mùa dịch bệnh là rất quan trọng. Nếu lỡ mắc cúm, cơ thể sẽ yếu, khả năng đề kháng suy giảm, nguy cơ mắc thêm một bệnh khác, bao gồm bệnh do COVID-19, sẽ gia tăng.

Vì vậy, để đề phòng trước những bệnh dịch mới, bệnh chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, BS Tiến cho rằng, "việc tiêm đầy đủ các vắc-xin để phòng các bệnh khác có thể là một lợi thế lớn".

Có thể bạn quan tâm

  • Thêm 4 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Vĩnh Phúc có kết quả âm tính

    14:14, 17/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Chính sách tiền tệ với "cuộc chiến" chống COVID-19

    15:01, 17/02/2020

  • Cập nhật kịch bản tăng trưởng để ứng biến kịp thời với dịch COVID-19

    14:13, 17/02/2020

  • Chống dịch COVID-19: Thêm những tin vui

    13:40, 17/02/2020

  • Có nên “trốn” trong nhà để phòng ngừa dịch COVID-19?

    11:00, 17/02/2020

  • Phòng, chống COVID-19: Quan trọng vẫn là ý thức của người dân!

    07:02, 17/02/2020

  • Chuỗi cung ứng từ Trung Quốc - tan vỡ vì COVID-19

    07:00, 17/02/2020

  • Sử dụng thuốc đông y 3.000 năm cho điều trị COVID-19

    04:00, 17/02/2020

Đồng quan điểm, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Phó Trưởng khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TP.HCM cũng cho biết, mọi người lầm tưởng tiêm vắc-xin cúm mùa cũng phòng ngừa được COVID-19 bởi bệnh gây ra do virus cúm, phế cầu, phế cầu khuẩn hay COVID-19 đều là những bệnh có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp như: sốt, ho, sổ mũi, có thể gây biến chứng viêm phổi...

Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, những người có bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, bệnh phổi mạn tính; người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, nhân viên y tế… là những đối tượng rất được khuyến khích tiêm cúm.

Ngoài ra tất cả người trưởng thành cũng vẫn có thể tiêm cúm. Vắc-xin phòng cúm chỉ có tác dụng phòng chống bệnh cúm mùa, hoạt động theo cơ chế kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch.

Các kháng thể được sinh ra sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của loại virus mà vắc-xin có thể khống chế. Do đó, việc tiêm vắc-xin cúm chỉ có thể bảo vệ cơ thể phòng chống lại virus gây ra bệnh cúm mùa, chứ không thể bảo vệ trước sự lây nhiễm COVID-19.

“Tiêm vắc-xin ngừa cúm sẽ giúp người dân không bị mắc cúm, làm gia tăng chất lượng cuộc sống. Với những người mắc bệnh mạn tính, tiêm cúm giúp giảm sự gia tăng biến chứng của bệnh nền khi nhiễm cúm”. - Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc cho biết thêm.

Bảo Lam