[TINH GIẢN BỘ MÁY] Nhìn nhận đúng mô hình bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thanh Bình 21/02/2020 12:00

Bộ máy Chính phủ sẽ không thể thoát khỏi tình trạng cồng kềnh, nặng nề nếu bản thân Chính phủ phải ôm đồm quá nhiều việc, đặc biệt là các công việc sự vụ cụ thể.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính được đề xuất hợp nhất thành Bộ Tài chính - Kế hoạch đầu tư

Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính được đề xuất hợp nhất thành Bộ Tài chính - Kế hoạch đầu tư

“Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ. Còn, cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”.

Đó là đề xuất của Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước- Bộ Nội vụ Lê Anh Tuấn liên quan đến việc tinh gọn bộ máy cấp Trung ương đang nhận được nhiều sự đồng tình của dư luận.

Theo đề xuất của ông Lê Anh Tuấn thì sẽ hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính - Kế hoạch Đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ, cơ quan ngang bộ như giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giữa Bộ Văn hóa, Thể thao-Văn hóa-Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ.

Rồi, thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển đào tạo về Bộ Khoa học công nghệ; đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học công nghệ và Đào tạo. Đồng thời, điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo. Thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa - Thể thao và Thanh niên…

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất giảm 2 Bộ, duy trì tối đa 2 Phó Thủ tướng

    21:05, 19/02/2020

  • Tinh giản bộ máy không chỉ là giảm... con số

    11:53, 22/12/2018

  • Tinh giản biên chế: Hà Nội sẽ thực hiện theo nguyên tắc “2 ra, vào 1”

    00:20, 11/12/2018

  • Tinh giản biên chế: Khó đến bao giờ?

    07:30, 23/11/2018

  • “Tinh giản biên chế là căn cứ quan trọng để cải cách chính sách tiền lương”

    06:38, 15/11/2018

  • “Tách - nhập” và yêu cầu tinh giản

    11:01, 20/09/2018

  • Sắp xếp, tinh giản bộ máy: Cần quyết tâm cao!

    05:14, 31/08/2018

  • Đại biểu Quốc hội "hiến kế" sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế

    15:52, 25/05/2018

  • Tinh giản biên chế để tăng lương cán bộ: Ai sẽ ra khỏi bộ máy?

    09:43, 12/05/2018

Có thể thấy, đề xuất trên không phải tự phát, xuất phát từ ý chỉ chủ quan của một cá nhân, mà trên cơ sở tinh thần Nghị quyết số 18 Trung ương về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

Vì thế, cần nghiên cứu cắt giảm số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ xuống mức phù hợp thông qua việc tái cơ cấu lại các bộ, cơ quan ngang bộ, sáp nhập các bộ có nhiệm vụ, chức năng gần nhau.

Việc này vừa giảm số lượng, vừa khắc phục tình trạng trùng, lấn nhiệm vụ, chức năng giữa một số bộ, đúng theo nguyên tắc: Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Với đề xuất này, thêm một lần nữa chúng ta cần nhìn nhận đúng về mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của Chính phủ trở nên gọn nhẹ hơn bởi các đầu mối quản lý được tinh giảm. Một bộ, thay vì chỉ phụ trách một ngành, một lĩnh vực sẽ đảm nhiệm, bao quát đồng thời nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc phối hợp kém hiệu quả giữa các bộ, giúp Chính phủ vận hành thông suốt và Thủ tướng Chính phủ điều hành hoạt động của Chính phủ nói riêng, hệ thống hành chính nhà nước nói chung một cách thống nhất, thuận lợi hơn.

Nhìn rộng ra, chúng ta thấy Chính phủ ở nhiều nước tiên tiến cơ cấu rất ít bộ. Dẫn chứng, cơ cấu chính phủ tại nhiều nước có quy mô dân số, kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20. Pháp có 18 bộ, Singapore có 16 bộ, Hoa Kỳ có 15 bộ, Đức có 14 bộ…

“Điều dễ nhận thấy là ở các nước phát triển, cơ cấu Chính phủ thường gọn nhẹ hơn so với các nước khác. Số bộ ít hơn, nghĩa là các đầu mối quản lý tinh giản hơn. Bên cạnh đó, số 'siêu bộ' của họ lại nhiều hơn” - Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) so sánh.

Với thiết kế mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Chính phủ xây dựng và hoạch định chính sách là chủ yếu, trong điều kiện phân cấp, phân quyền rành mạch, với cơ chế tự quản của chính quyền địa phương. Đây thật sự là một kinh nghiệm đáng tham khảo cho Việt Nam.

Còn nhớ, chiều ngày 30/9 vừa qua, tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng,  nói về sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, Ban Tổ chức Trung ương cho hay:

Tới 30/6, toàn hệ thống chính trị đã giảm 3 đầu mối (đang hoàn thiện thủ tục để giảm thêm 1 đầu mối) trực thuộc Trung ương, 61 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh, 485 đầu mối trực thuộc cấp huyện; 7 tổng cục và tương đương; 87 cục, vụ, 73 đơn vị sự nghiệp thuộc ban, bộ, ngành Trung ương; giảm gần 15.200 cấp trưởng, cấp phó; đã tinh giản được khoảng 97.900 biên chế….

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần tiết kiệm chi thường xuyên trong năm 2019 khoảng 10.000 tỉ đồng và tăng chi cho đầu tư phát triển.

Dù biết, đụng đến tổ chức và con người là công việc khó khăn và nhạy cảm nhất, tồn tại trong suốt nhiều nhiệm kỳ. Nhưng nếu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 hiện thực hóa đề xuất trên sẽ là một bước đổi mới quan trọng để thực hiện các quan điểm của Đảng về xây dựng một Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thanh Bình