COVID-19 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?
Theo tài liệu từ Học viện Quân y, COVID-19 là virus có cả ở người và động vật bị bệnh cũng như người và động vật mang virus không có biểu hiện bệnh.
Từ người và động vật mang virus, COVID-19 được phát tán ra môi trường xung quanh chủ yếu dưới dạng giọt bắn từ dịch tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi, xì mũi hay khạc nhổ.
Các giọt bắn này gây ô nhiễm không khí trong phạm vi bán kính 2m từ nguồn phát tán.
Từ không khí, các giọt bắn rơi lên bề mặt các đồ vật như quần áo, bàn ghế, điện thoại, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… gây ô nhiễm trực tiếp các bề mặt này.
Nếu ai đó chạm vào bề mặt ô nhiễm trên rồi lại chạm tiếp vào các vật khác như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, thành ghế, tay vịn cầu thang, tay vịn trên các phương tiện giao thông… sẽ tiếp tục gây ô nhiễm gián tiếp cho các bề mặt mới này.
Có thể bạn quan tâm
100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19
09:14, 01/03/2020
COVID-19: Góc nhìn pháp lý và một số điểm doanh nghiệp cần lưu tâm
11:02, 01/03/2020
COVID-19 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?
08:01, 01/03/2020
[COVID-19] Hà Nội và TP HCM lập thêm bệnh viện dã chiến vì quá tải người cách ly
06:10, 01/03/2020
[COVID-19] Hàn Quốc ghi nhận ca tái nhiễm đầu tiên
05:27, 01/03/2020
Hé lộ hình ảnh chưa từng có về virus gây dịch COVID-19
16:20, 29/02/2020
[COVID-19] Hãy chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài...
15:38, 29/02/2020
Như vậy, Covid-19 tồn tại chủ yếu trong không khí ở khoảng cách trong bán kính khoảng 2m xung quanh người mang virus ho, hắt hơi, xì mũi mà không đeo khẩu trang hay lấy tay che mũi, miệng; ở trên bề mặt các đồ vật xung quanh khu vực người ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ và có thể cả trên bề mặt các đồ vật bị ô nhiễm thứ phát rất khó xác định.
Từ các lý do trên, hành động đeo khẩu trang khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mang mầm bệnh; che mũi, miệng khi ho, hắt hơi khi không đeo khẩu trang; không xì mũi, khạc nhổ nơi công cộng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hạn chế phát tán và gây ô nhiễm virus trong cộng đồng; thường xuyên vệ sinh các đồ vật xung quanh cũng là biện pháp hiệu quả để tránh ô nhiễm (kể cả trực tiếp và gián tiếp) môi trường sống; hạn chế chạm tay vào các bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao, rửa hoặc sát trùng tay thường xuyên, hạn chế bắt tay cũng là các biện pháp hiệu quả để tránh gây ô nhiễm thứ phát.
Điều này không chỉ đúng với COVID-19 mà còn đúng với tất cả các bệnh có tác nhân gây bệnh trong đường hô hấp nói chung.