“Hiến kế” chống hạn mặn

Đình Đại 02/03/2020 11:03

Bộ TN&MT vừa có buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Quốc hội về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, nguồn nước mùa khô năm 2019 - 2020 về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và những năm gần đây. Lưu lượng tháng 11 và 12/2019 chỉ đạt 3499-4344 m3/s.

p/Những cánh đồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang cháy khô vì hạn mặn.

Những cánh đồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang cháy khô vì hạn mặn.

Cả vùng đồng bằng gánh chịu hạn mặn

Báo cáo của Bộ NN&PTNT chi ra, trong thời gian diễn ra hạn, mặn có khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 20.100 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ...

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, nước mặn từ cửa sông Tiền, sông Vàm Cỏ đã lấn sâu vào nội đồng và từ hướng sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) lấn sang địa bàn tỉnh Tiền Giang. Khoảng gần 1 tháng qua, các nhà vườn ở huyện Cai Lậy, Cái Bè nằm sâu trong đất liền đã phải mua từng sà lan nước ngọt về để tưới sầu riêng.

Trong khi đó, ông Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất trên địa bàn vẫn đang diễn ra khốc liệt. Nhiều hệ thống kênh rạch đang dần cạn kiệt nước. Hiện độ mặn trên các sông tại Sóc Trăng còn khá cao, chưa thể lấy nước, cho dù có lấy được nước cũng không thể phục vụ sản xuất nông nghiệp vì độ mặn quá cao. "Người nuôi tôm cần thận trọng, theo dõi diễn biến thời tiết, độ mặn để bố trí lịch thả giống hợp lý, hạn chế thiệt hại" - ông Quyết khuyến cáo.

Do ảnh hưởng của kỳ triều cường, xu thế xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất (ranh 4g/l) trong thời gian vừa qua tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 90 - 95 km, tương đương cùng kỳ năm 2016; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 50 - 53 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 3 - 5 km....

Ước tính, hiện có hàng chục ngàn héc ta lúa của bà con các tỉnh ĐBSCL chưa ngậm đòng đã chết khô, hàng trăm ngàn héc ta cây ăn trái, hoa màu đang héo rũ do ảnh hưởng của hạn mặn.

Ngoài việc gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất Nông nghiệp và nuôi trồng Thủy hải sản, hạn mặn còn khiến cho hàng trăm nghìn hộ dân các tỉnh vùng ĐBSCL thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

  • Tỉnh Bến Tre đề xuất hỗ trợ 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn

    09:36, 21/02/2020

  • ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 5): Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với biến đổi khí hậu

    05:00, 28/02/2020

  • ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 4): Nông dân không thể tự bơi!

    11:36, 25/02/2020

  • ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 3): Tìm giải pháp cấp bách

    16:09, 22/02/2020

  • ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 2): Sạt lở, sụt lún báo động!

    11:00, 21/02/2020

  • ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 1): Đồng khô cỏ cháy!

    05:00, 20/02/2020

Chuyên gia Hà Lan hiến kế

Ông Laurent Umans – Bí thư thứ Nhất về nước, Lãnh sự quán Hà Lan tại TP. HCM cho biết: “Hà Lan là một quốc gia có phần lớn lãnh thổ nằm dưới mực nước biển nên chúng tôi ứng phó với xâm nhập mặn bằng nhiều cách. Đối với ngành nông nghiệp, chúng tôi chọn các loại giống cây trồng có khả năng chịu được mặn. Đối với nước ngọt sinh hoạt, chúng tôi đối phó bằng cách lọc nước ngọt bằng phương pháp lọc thẩm thấu hiện đại và di chuyển đầu vào lấy nước ở thượng nguồn để lấy nước ngọt”.

Ông Laurent Umans cũng đưa ra 4 giải pháp nhằm giúp khu vực ĐBSCL ứng phó với hạn mặn:

Thứ nhất, đối với vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân vùng ĐBSCL, cần phải cải thiện hệ thống nước uống sạch để đảm bảo nước là quyền của con người.

Thứ hai, các địa phương nằm dọc theo bờ biển cần mạnh dạn chuyển đổi ngành nông nghiệp, sử dụng các loại giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện hạn mặn.

Thứ ba, cần phải giảm mạnh việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm và khai thác cát, khiến các con sông trở nên sâu hơn mang theo nhiều muối hơn.

Thứ tư, cần phải “xây dựng lại tốt hơn”, có nghĩa là tất cả các khu vực bị ảnh hưởng và mất mùa trong năm nay phải được hỗ trợ để trồng các loại cây trồng khác trong năm tới.

Đình Đại