Du lịch thời COVID-1: Nguy và cơ
Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 chắc chắn sẽ khiến ngành du lịch rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đánh giá lại chiến lược phát triển, năng lực, tạo tiền đề cho sự phát triển bùng nổ trong thời gian tới.
Theo Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam, do ảnh hưởng từ dịch SARS-CoV-02, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP.HCM đã bị giảm từ 20% đến 50%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang hay các công ty lữ hành tại TP.HCM, Vịnh Hạ Long cũng đều ghi nhận sụt giảm khoảng 50% công suất so với trước khi dịch xảy ra.
Chung tay kéo lại sự sụt giảm
Còn Hiệp hội Du lịch Việt Nam dự báo lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và tháng 3/2020 sẽ giảm trên 60%; lượng khách nội địa có thể giảm đến 80%. Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ, lữ hành, vận chuyển chỉ hoạt động cầm chừng.
Để đối phó với những biến động tiêu cực từ dịch SARS-CoV-02, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã họp bàn và ra mắt Liên minh Kích cầu du lịch với 16 thành viên Ban chủ nhiệm, bao gồm đại diện các hãng lữ hành lớn, hãng không, khách sạn, các hiệp hội du lịch…
Liên minh chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chương trình kích cầu cụ thể, tạo sự thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp và các địa phương trên cả nước. Về cơ bản, Liên minh Kích cầu du lịch sẽ kết nối 4 thành phần chính của một tour du lịch, gồm lữ hành, lưu trĩ, vận chuyển và dịch vụ.
Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Liên minh Kích cầu du lịch, 4 thành phần này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sản phẩm là một tour du lịch. Liên minh Kích cầu sẽ đóng vai trò ở giữa để tạo kết nối giữa các thành phần này, cùng chia sẻ lợi ích, từ đó thể tiết giảm tối đa các chi phí không cần thiết.
Hiện nay Liên minh đã đưa ra chương trình hoạt động trên toàn quốc. Mỗi địa phương sẽ có nhóm kích cầu riêng của mình nhưng vẫn kết nối chung với Liên minh kích cầu toàn quốc để có thể đưa du lịch khởi sắc trong tình trạng ảm đạm hiện nay.
Trước mắc, Liên minh đã ra mắt đã tung ra 4 tour trọn gói cao cấp bay Vietnam Airlines, khách sạn 4 sao.
Ông Vũ Thế Bình đảm bảo chất lượng của các tour du lịch này, bởi liên minh kích cầu là một hệ thống các doanh nghiệp giám sát lẫn nhau và ngay trong quy chế, đơn vị nào không thực hiện nghiêm túc các cam kết sẽ bị loại ra khỏi danh sách.
Có thể bạn quan tâm
Những dịch vụ hái ra tiền thời COVID-19
06:40, 02/03/2020
[COVID-19] Dịch bệnh có giảm đi khi mùa hè đến?
04:46, 02/03/2020
COVID-19 lây nhiễm vào con người như thế nào?
03:00, 02/03/2020
[COVID-19] Cách ly 229 người Việt và du khách về từ Hàn Quốc
21:10, 01/03/2020
Virus COVID-19 có nhân lên trong môi trường tự nhiên không?
13:00, 01/03/2020
COVID-19: Góc nhìn pháp lý và một số điểm doanh nghiệp cần lưu tâm
11:02, 01/03/2020
Biến nguy thành cơ
Các chuyên gia dự báo, xu hướng sụt giảm khách du lịch do lây lan của SARS-CoV-02 sẽ còn phải mất nhiều tháng nữa mới có thể chính thức hoàn thành khống chế dịch.
Trước tình hình này, Tổng cục Du lịch cũng đã có các kịch bản để ứng phó với diễn biến của dịch. Tổng cục Du lịch nhận định: Chắc chắn sau thời kỳ suy giảm trầm trọng về khách du lịch do dịch bệnh sẽ có một giai đoạn trì trệ và hoạt động cầm chừng. Nhưng sau đó sẽ là giai đoạn bùng nổ khách du lịch quay trở lại Việt Nam.
Thực tế, sau thời kỳ dịch SARS hoành hành năm 2003, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng nhờ định hướng lại thị trường, cơ cấu lại tập khách hàng...
Do đó, dịch bệnh lần này có thể xem như một cơ hội để tái cơ cấu lại ngành du lịch, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định, mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng.
Đồng thời tăng cường sự kết nối giữa các ngành như liên kết giữa hàng không và du lịch, giữa trung ương - địa phương...
Lưu ý rằng, hiện nay tại Việt Nam đang kiểm soát tốt tốc độ và khả năng lây lan của dịch so với nhiều nước trên thế giới. Nhiều khách hàng ở khu vực Âu, Mỹ thậm chí chọn Việt Nam như một địa điểm để tránh dịch.
Thời điểm dịch SARS năm 2003, Việt Nam tuyên bố khống chế thành công dịch bệnh sớm 3 tháng so với thế giới. Lần này, các doanh nghiệp du lịch cũng có thể kỳ vọng vào khả năng này để sớm kích cầu thu hút du khách.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chủ động lên kế hoạch dài hạn để đối phó với các diễn biến của thị trường, cũng như dịch bệnh.