Dịch COVID-19 và trách nhiệm công dân

Sông Hàn 07/03/2020 13:26

Hãy có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng trong việc khai báo để chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19.

Một cuộc họp khẩn của UBND TP Hà Nội bắt đầu lúc 22h30 tối 6/3, và sáng 7/3, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (COVID-19) TP Hà Nội đã họp kể từ khi cơ quan chức năng xác định có một trường hợp dương tính với vi rút SARS- CoV-2.

Bí ThÆ° Thành uá»· Hà Nội khẳng định TP công khai minh bạch thông tin và hành động quyết liệt, trách nhiệm.Bí Thư Thành uỷ Hà Nội khẳng định TP công khai minh bạch thông tin và hành động quyết liệt, trách nhiệm.

Bí Thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thành phố công khai minh bạch thông tin và hành động quyết liệt, trách nhiệm.

Hà Nội chủ động ứng phó với dịch

Hai cuộc họp liên tiếp nói trên nhằm khẩn trương làm rõ toàn bộ quá trình đi lại của bệnh nhân và những người tiếp xúc, kể cả tiếp xúc của tiếp xúc, từ đó xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Trên cơ sở đó có thông tin đến người dân, bảo đảm sự ổn định trên địa bàn thành phố.

Tính đến 8h ngày 7/3, thế giới ghi nhận 101.906 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 3.488 trường hợp tử vong. Bệnh đã xâm nhập sang 93 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình hình dịch bệnh tại một số nước trên thế giới đang có xu hướng gia tăng là Hàn Quốc, Iran, Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha…

Tại Việt Nam, diễn biến tình hình dịch đã chuyển biến phức tạp khi ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới tại Hà Nội. Tính đến 8h ngày 7/3, cả nước ghi nhận 17 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có 16/17 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh và ra viện.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo trước cuộc họp cho biết bệnh nhân COVID-19 thứ 17 của Việt Nam, đầu tiên ở Hà Nội, là N.H.N., 26 tuổi, quản lý khách sạn, địa chỉ ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, vào viện ngày 5/3 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương). Hiện đã có 33 người tiếp xúc gần và 90 người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với ca bệnh này đang được cách ly theo dõi chặt chẽ.

Sau khi thông tin trên địa bàn có người nhiễm bệnh COVID-19, đã có một bộ phận người dân đổ xô đi mua các nhu yếu phẩm cần thiết trong đêm để tích trữ. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nói “người dân không cần mua tích trữ lương thực, thực phẩm vì việc tụ tập đông người cũng có thể là nguy cơ lây nhiễm”.

Có thể bạn quan tâm

  • [COVID-19] Chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó!

    13:25, 07/03/2020

  • [COVID-19] Không nên hoảng loạn quá mức, không dễ lây đâu

    12:56, 07/03/2020

  • [COVID-19]: Đừng để cộng đồng sống trong sợ hãi!

    11:42, 07/03/2020

  • [COVID-19] 27 hành khách thương gia bay cùng bệnh nhân thứ 17 có sức khoẻ tốt

    11:36, 07/03/2020

  • Hà Nội cam kết đảm bảo nguồn cung lương thực chống COVID-19

    10:57, 07/03/2020

  • Cẩn trọng với những diễn biến nguy hiểm của COVID-19

    10:45, 07/03/2020

  • Toàn cảnh khu vực cách ly nơi có người bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19 (phần 2)

    10:35, 07/03/2020

  • Toàn cảnh khu vực cách ly nơi có người bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19 (phần 1)

    10:03, 07/03/2020

  • [COVID-19] Bình tĩnh và bình tĩnh

    09:33, 07/03/2020

Song song, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo lực lượng cách ly khu vực bệnh nhân sinh sống.

Ngay trong đêm 6/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cử đã cử 3 đội phản ứng nhanh phối hợp với đơn vị liên quan điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần tại khu vực nhà bệnh nhân (phố Trúc Bạch); bệnh viện Hồng Ngọc (phố Yên Ninh) - nơi bệnh nhân đến khám ban đầu sau khi trở về từ châu Âu; xem xét lại quá trình nhập cảnh của bệnh nhân tại sân bay Nội Bài.

Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng đến nhà bệnh nhân để triển khai việc phòng, chống dịch; khoanh vùng, lập chốt tại hai đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, sẽ tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ những người có liên quan theo đúng quy định. Cùng với đó, tiếp tục rà soát những người có liên quan, tiếp xúc với bệnh nhân và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để cách ly theo dõi sức khỏe.

Trước đó, thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các khu cách ly tập trung với hơn 5.000 giường bệnh và dự trù thêm các cơ sở cách ly để bảo đảm đủ giường bệnh nếu dịch diễn biến phức tạp.

Tất cả những điều trên cho thấy, Hà Nội đã chuẩn bị tinh thần, lực lượng rất tốt để đối phó với COVID-19!

Mỗi công dân cần có trách nhiệm với cộng đồng

Hà Nội chủ động, quyết liệt trong phòng chống dịch. Điều đó rất đúng. Nhưng chỉ những nỗ lực của cơ quan chức năng thôi chưa đủ. Để chặn đứng dịch bệnh, ngoài sự vào cuộc của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, thêm một lần nữa cần nhắc lại, đó chính là ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình.

Thời gian qua cả nước đã nỗ lực “chống dịch như chống giặc”. Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, cơ quan và địa phương liên quan quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ với các giải pháp phù hợp, đồng bộ cùng với tinh thần triển khai quyết liệt, chủ động, kịp thời, quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực trong phòng chống dịch COVID-19 được nhân dân cả nước tin tưởng và quốc tế ghi nhận.

Hơn nữa, chúng ta đã công bố dịch COVID-19, người dân cần tự giác khai báo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế nếu có yếu tố liên quan tới dịch tễ (như trở về hoặc tiếp xúc với người về từ vùng có dịch; có dấu hiệu, triệu chứng của loại dịch bệnh cần cách ly…), chủ động và tuân thủ yêu cầu cách ly của cơ quan y tế.

Thế nhưng, nhìn từ thực tế từ bệnh nhân N.H.N. sẽ thấy, rõ ràng tình trạng “lách” khai báo, khai gian tiền sử dịch tễ và cả việc không cách ly kịp thời là hành vi thiếu văn minh và đi ngược lại với quyết tâm của chính quyền và cơ quan chức năng trong việc kiểm soát dịch bệnh, đi ngược lại với các giải pháp đang có hiệu quả được Việt Nam quyết liệt triển khai nhằm phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh thời gian qua.

Có thể nói, để “lọt” những đối tượng cần kiểm soát từ ngay “tuyến đầu” - nhà ga sân bay, để rồi gây hoang mang cho cộng đồng thì trách nhiệm trước tiên thuộc về các bộ phận chuyên môn làm công tác kiểm soát dịch. Đã có “lỗ hổng” nhất định trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Kế tiếp, trách nhiệm công dân phải được bộc lộ đúng thời điểm càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì, giữa lúc cả nước, cả thế giới đang gồng mình chống dịch, mà có trường hợp cố tình né tránh cách ly khi đi từ “tâm dịch” trở về dù của một cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Nếu như cá nhân đó đã mắc bệnh mà lại cố tình không cách ly, ra ngoài làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.

Hãy nhớ một bài học gần đây - trường hợp “bệnh nhân siêu lây nhiễm” COVID-19 của Hàn Quốc. Người phụ nữ 61 tuổi này đã từ chối kiểm tra y tế và đi nhiều nơi, khiến bệnh lây lan cho cộng đồng, cả thành phố Daegu (Hàn Quốc) trở thành ổ dịch. Hiện nay, Hàn Quốc trở thành ổ dịch COVID-19 lớn thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc.

Hy vọng, từ bài học của "bệnh nhân siêu lây nhiễm" ở Hàn Quốc, cũng như trường hợp của bệnh nhận thứ 17 tại Việt Nam N.H.N. mỗi cá nhân chúng ta nên có ý thức tự bảo vệ, phòng bệnh cho không chỉ bản thân mình, gia đình mà còn là cả cộng đồng, dân tộc trước dịch họa.

Qua đó, bản thân các cơ quan cũng nên nhìn nhận lại nghiêm túc trách nhiệm của mình khi để “lọt” đối tượng cần kiểm soát của mình.

Hãy cùng có trách nhiệm, trách nhiệm với quyết tâm cao để chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19.

Sông Hàn