[COVID-19] Khai báo y tế toàn dân được thực hiện như thế nào?
Việc khai báo sức khỏe y tế với mọi người dân trên toàn quốc sẽ được thực hiện từ ngày 10/3. Hiện Việt Nam đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng một trong những nhiệm vụ cần thực hiện ngay trong thời gian tới là vấn đề khai báo y tế.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên như vậy cũng chưa đủ nên Phó Thủ tướng cho rằng cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.
"Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10/3 thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.
Vậy khai báo y tế toàn dân được thực hiện ở đâu và như thế nào?
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), dự kiến từ sáng mai (10/3), sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân trên phần mềm (app).
Người dân sẽ cài đặt phần mềm này trên điện thoại và cung cấp các thông tin cá nhân theo hệ thống phần mềm yêu cầu.
Theo đó, thông tin khai báo y tế gồm: Tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không), có biểu hiện ho, sốt, khó thở..
Người khai báo cũng cần cập nhật một số thông tin dịch tễ như tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch...
"Việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia". - Ông Phu nói.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp Đà Nẵng "đồng lòng, hiệp lực" đối phó COVID-19
12:48, 09/03/2020
COVID-19 giai đoạn 2: Toàn dân đồng lòng chống dịch!
11:30, 09/03/2020
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Bánh mì thanh long "giải cứu" nông sản mùa dịch COVID-19
11:00, 09/03/2020
[COVID-19] TP HCM cách ly thêm 02 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17
11:00, 09/03/2020
Cập nhật tình hình lây nhiễm COVID-19 xuất phát từ chuyến bay VNA0054
06:27, 09/03/2020
[COVID-19] Bộ Giáo dục và Đào tạo có đang thụ động?
03:07, 09/03/2020
[COVID-19] Quảng Nam: Xuất hiện 3 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2
01:00, 09/03/2020
Công nghiệp dệt may tại Campuchia điêu đứng vì Covid-19
22:06, 08/03/2020
Xuất hiện bệnh nhân thứ 30 nhiễm COVID-19 tại Huế
19:30, 08/03/2020
Cập nhật tình hình lây nhiễm COVID-19 từ bệnh nhân thứ 17
19:29, 08/03/2020
Theo ông Phu, thông tin khai báo y tế sẽ lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.
Từ các thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết.
Trước nỗi lo có thể người dân sẽ khai báo không trung thực, PGS Phu cho biết, mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Việc khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Việc làm này nhằm giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời trong trường hợp có ca bệnh, đồng thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan". - PGS Phu khuyến cáo người dân.