Hài hòa quan hệ lao động: Còn người - còn doanh nghiệp!
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới - đó là chỉ đạo của Thủ tướng trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư TƯ Đảng.
Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng nhóm nhiệm vụ chủ yếu đối với các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Hài hòa quan hệ lao động
Nhấn mạnh hơn nữa quan hệ llao động, thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý lao động địa phương tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các bên trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB và XH cũng cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ để các bên tham gia có hiệu quả vào các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về nội dung tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động của người lao động.
Đặc biệt, Thủ tướng cũng đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức đại diện khác của người sử dụng lao động tăng cường các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành viên để tham gia có hiệu quả các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể để thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ tính riêng trong tháng 2/2020, số người thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiệm vụ cụ thể khác của Kế hoạch là giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công.
Theo đó, BĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế hòa giải lao động, trọng tài lao động để các thiết chế này tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh; phát huy vai trò của thiết chế hòa giải lao động, trọng tài lao động trong việc hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động và hỗ trợ cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, kiện toàn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước đưa các vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, đúng pháp luật, hài hòa lợi ích các bên.
Có thể bạn quan tâm
VCCI mong muốn ILO tăng cường hỗ trợ về quan hệ lao động
06:28, 02/10/2019
Ổn định quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ doanh nghiệp
22:10, 17/09/2019
ILO và VCCI thắt chặt hợp tác trong xây dựng quan hệ lao động
00:01, 04/07/2019
Việt Nam gia nhập Công ước 98: Hài hòa hệ sinh thái quan hệ lao động
10:04, 01/06/2019
Công ước số 98: Thúc đẩy hệ sinh thái cho quan hệ lao động hài hòa
06:34, 30/05/2019
Và chiến lược từ doanh nghiệp
Tuy vậy, để mối quan hệ lao động ngày một hài hòa, các chủ thể chính: người sử dụng lao động, người lao động cũng cần có sự đồng cảm và thấu hiểu.
“Nếu tháng này bạn vẫn còn được phát lương, thì hãy thấy làm may mắn hơn nhiều người khác. Và người Sếp hay gắt gỏng yêu cầu bạn này nọ trước nay, thì đó có thể chính là người đã đi cầm nhà của mình để bảo toàn đồng lương định kỳ của bạn”… Câu chuyện trên được giới văn phòng công sở và cả “cư dân mạng” chuyền tay nhau, chia sẻ qua các status không phải là chuyện gì khó hiểu hay xa lạ. Bởi đó đã và đang là một thực tế xảy ra tại nhiều doanh nghiệp khi COVID-19 không chỉ là mối đe dọa với an toàn sức khỏe của mỗi người, còn là mối nguy và trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.
Theo đó, các doanh nghiệp càng quy mô lớn, việc “co kéo” miếng bánh định phí lương để đảm bảo chia đều cho tất cả nhân sự đã và đang và ngày càng khó khăn. Có định hướng giảm lương và phân bổ trừ vào những khu vực ít bị tổn thương vì hụt thu nhập ngắn hạn, là giải pháp bất đắc dĩ nhưng phù hợp. Đặc biệt khi một phần định phí lớn là phí bảo hiểm xã hội đã được Nhà nước “gánh tạm” – cho doanh nghiệp muộn nộp và không phạt lãi chậm.
Công ty LDG Group, đã vụt sáng “qua một đêm” với quyết định của Chủ tịch HĐQT gồm các nội dung: Không có chính sách giảm thu nhập, giảm lương hay cắt giảm nhân sự. Ngoài ra hỗ trợ mỗi người 1 triệu đồng / tháng cho con của CBNV dưới 18 tuổi cho đến khi đi học trở lại…
Một số doanh nghiệp khác thì không chỉ nỗ lực giữ lương để giữ chân nhân sự, còn thể hiện sự chăm lo nhân văn. Doanh nghiệp có bộ phận “ở tuyến đầu” lao động tiếp xúc với khách hàng, nguy cơ lây nhiễm virus có xác suất cao hơn thì chọn tăng lương hoặc mua bảo hiểm riêng cho bộ phận này. Tập đoàn Bảo Ninh, một tập đoàn đa ngành đi từ “lõi” truyền thông thì mới đây, “gây choáng” với chính sách mua bảo hiểm chống COVID-19 cho cả CBNV lẫn người thân của CBNV.
Trong khi lãnh đạo của Vietnam Airlines bày tỏ, nguyên tắc dù khó khăn nhưng hãng không sa thải nhân viên. Ngược lại, với tinh thần gắn kết ủng hộ doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19, 700-800 tiếp viên của Vietnam Airlines đã đăng ký không nhận lương chức danh để chung tay với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn chung.
Nhưng có một điều chắc chắn như chuyên gia Kinh tế Trần Sĩ Chương đề xuất là doanh nghiệp phải chủ động cứu chính mình. Họ sẽ phải xem xét thực tiễn doanh nghiệp để cân nhắc, tính toán giữa việc duy trì các khoản định phí cơ bản, và chọn đâu là những khoản đầu tư dài hơn hơn chưa có hiệu ứng ngay với hoạt động kinh doanh để đình lại, cắt giảm. Doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn ưu tiên chọn và đầu tư cho con người. Vì đầu tư con người chính là đầu tư cho nguồn vốn quan trọng trong thời thường cũng như trong đại dịch. Từ nguồn vốn này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội vượt lên.
Để chia sẻ khó khăn mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho 2 nhóm doanh nghiệp: Doanh nghiệp có từ 50% số lao động trong diện tham gia BHXH bắt buộc bị ngừng việc, thôi việc, không bố trí được việc làm và doanh nghiệp bị thiệt hại từ 50% tổng thu nhập do dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch LDG Group:
“Trong đại dịch, doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tùy điều kiện tài chính mà mỗi doanh nghiệp đều có giải pháp riêng để đảm bảo nguồn nhân lực và hoạt động doanh nghiệp.
Trong suốt 2 năm qua, LDG Group đã cơ cấu nhân sự để đảm bảo bộ máy hoạt động hiệu quả, tinh gọn. Do đó, trong lúc này, công ty sẽ cố gắng để đảm bảo giữ ổn định bộ máy, đảm bảo chế độ của người lao động. Với năng lực tài chính hiện tại, chúng tôi đủ khả năng để duy trì hoạt động doanh nghiệp qua mùa dịch, đảm bảo các chế độ đãi ngộ vốn có. Không chỉ vậy, đối với LDG Group, con người là trung tâm của mọi hoạt động. Nhân lực vững mạnh thì doanh nghiệp với vững mạnh.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean:
Dệt may là một trong những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động nhất, phần lớn là lao động phổ thông, không có khả năng chuyển đổi công việc trong tình hình hiện nay. Do đó, việc duy trì việc làm và thu nhập cho công nhân không chỉ là bài toán sống còn của doanh nghiệp mà còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội.
Nếu bây giờ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc thì hàng trăm nghìn con người sẽ đi đâu, làm gì và khi vượt qua được khủng hoảng, doanh nghiệp làm cách nào để tuyển được lao động khôi phục sản xuất là câu hỏi chưa ai trả lời được.