Đức và Việt Nam thực hiện lâm sàng thuốc điều trị COVID-19
Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt – Đức (VG-CARE) tại Hà Nội vừa gửi 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm sang Đức để hỗ trợ thực nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19.
Trong khuôn khổ một chương trình hành động được tổ chức gấp rút, ngày 30/3 vừa qua, Bs. Bùi Văn Long, một thành viên của VG-CARE, đã vận chuyển các ống lấy mẫu bệnh phẩm nói trên sang Đức. Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và các cơ quan khác của Liên bang đã hỗ trợ Bs. Long thực hiện việc này.
Theo đó, Đức và Việt Nam đồng hành cùng nhau trong cuộc chiến chống lại virus corona. Các cơ sở nghiên cứu, nhà khoa học và Chính phủ hai nước đang cùng nhau hợp tác một cách mẫu mực: Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt – Đức (VG-CARE) đã cung cấp 6000 ống lấy mẫu bệnh phẩm cho một nghiên cứu lâm sàng thuốc điều trị COVID-19.
Dự kiến, vào ngày 1/4/2020, trường Đại học tổng hợp Tuebingen phối hợp với các trường Đại học Hamburg và Stuttgart khởi động cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị virus corona. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học cần có ống lấy mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên vào thời điểm này tại Đức không có đủ số lượng ống cần thiết. Vì vậy, Trung tâm nghiên cứu VG-CARE có trụ sở tại Hà Nội đã cung cấp các dụng cụ này cho chương trình nghiên cứu.
Có thể bạn quan tâm
WB: Kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước cơn bão COVID-19
16:00, 31/03/2020
[COVID-19] Thực hư chuyện tài trợ 2.000 máy trợ thở cho Việt Nam?
13:30, 31/03/2020
Đức và Việt Nam thực hiện lâm sàng thuốc điều trị COVID-19
12:06, 31/03/2020
Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp du lịch thiệt hại do COVID-19
11:05, 31/03/2020
Chiến lược “bất thành văn” giúp Nhật Bản ngăn chặn thành công COVID-19
09:25, 31/03/2020
[COVID-19] Việt Nam có thêm ca mới là bé trai 10 tuổi
06:42, 31/03/2020
Khánh Hòa: Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản do dịch COVID-19
06:10, 31/03/2020
[Giải cứu bất động sản giữa đại dịch COVID-19]: Giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu
06:00, 31/03/2020
Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt – Đức trực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại Hà Nội thực hiện nghiên cứu lâm sàng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng (viêm gan do virus, viêm màng não/viêm não do vi khuẩn/virus, sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh viêm đường hô hấp và tiêu chảy). Bên cạnh đó, Trung tâm cũng theo đuổi mục tiêu kiến tạo bền vững quá trình quốc tế hóa trong khoa học và nghiên cứu thông qua kết nối toàn cầu.
Viện nghiên cứu Y học nhiệt đới thuộc trường Đại học tổng hợp Eberhard-Karls tại Tuebingen và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hợp tác với nhau trên 20 năm trong lĩnh vực này. Trên cơ sở hợp tác lâu năm, vào tháng 1 năm 2018, hai đơn vị đã thành lập VG-CARE với vai trò là cơ sở nghiên cứu độc lập vì lợi ích cộng đồng.
Với khoảng 96 triệu dân, sinh sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là một điểm nóng của nhiều bệnh truyền nhiễm. Được sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (BMBF), Trung tâm nghiên cứu xuất sắc Việt – Đức (VG-EXCEL) với vai trò là trung tâm nghiên cứu lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam và khu vực ASEAN đã được thiết lập trong khuôn khổ VG-CARE.
VG-CARE được coi là diễn đàn chung cho các nghiên cứu lâm sàng của các viện nghiên cứu Việt Nam và Đức cũng như các cơ sở nghiên cứu quốc tế. Với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang, trường Đại học tổng hợp Tuebingen, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia cũng như Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu.
Theo thông tin của VG-CARE, trung tâm này là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể tiến hành các nghiên cứu lâm sàng phù hợp với tiêu chuẩn của Hội nghị quốc tế về hài hòa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho con người (ICH) cũng như tiêu chuẩn thực hành lâm sàng tốt GCP và thực hành phòng thí nghiệm tốt GCLP.
Để đạt được điều đó, VG-CARE thường xuyên tổ chức các khóa học dành cho các nhà khoa học Việt Nam nhằm thực hiện các nghiên cứu lâm sàng theo các tiêu chuẩn này. Đồng thời, các nhà khoa học trẻ cũng như các sinh viên Đức và Việt Nam cũng được hỗ trợ để đạt được các văn bằng chuyên môn (thạc sỹ khoa học, bác sỹ y khoa, tiến sỹ).
Bs. Bùi Văn Long, người thực hiện việc vận chuyển các ống lấy mẫu bệnh phẩm, đã hoàn thành một khóa học bồi dưỡng kéo dài 8 tháng đến đầu tháng 3 tại Viện nghiên cứu Y học nhiệt đới thuộc Đại học tổng hợp Tuebingen.