Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị!
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Nội dung này được nhấn mạnh tại công văn của Hội Nghề cá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại trung ương Đảng nhằm phản đối phía Trung Quốc ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020.
Công văn do ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam ký ngày 4/5/2020.
Trung Quốc đã có thông báo quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo thông báo của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/5/2020 đến ngày 16/8/2020.
Trong công văn ký gửi ngày 4/5/2020, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: "Quy chế này xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan".
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc. "Quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình". - Công văn nêu rõ.
Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam có biện pháp phản đối mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành động ngang ngược của Trung Quốc. Đồng thời, kêu gọi và vận động ngư dân bình tĩnh, yên tâm bám biển đẩy mạnh sản xuất và kiên quyết thực hiện quyền lợi chính đáng của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin, lệnh cấm đánh bắt cá bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ (giờ địa phương) ngày 1/5 đến 12 giờ (giờ địa phương) ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đồng thời lực lượng hải cảnh Trung Quốc, 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3,5 tháng. Lực lượng này sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt theo cái gọi là quy định và luật pháp liên quan.
Lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè phi lý là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản bền vững và cải thiện sinh thái biển.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Doanh nghiệp Trung Quốc lập mô hình giống “đường lưỡi bò” trong KCN
00:20, 29/04/2020
COVID-19 và nước cờ của Trung Quốc trên Thái Bình Dương
07:10, 27/04/2020
Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông
16:40, 23/04/2020
Sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông
05:00, 24/04/2020
Một góc nhìn về “lời giải” cho hòa bình trên Biển Đông
11:00, 21/04/2020
Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông
08:02, 15/04/2020
Đệ trình Công hàm lên Liên Hiệp Quốc: Việt Nam dùng pháp lý "đấu" Trung Quốc!
06:50, 10/04/2020
Gửi Công hàm phản đối Trung Quốc: Quan điểm hợp lý và nhất quán của Việt Nam!
16:53, 08/04/2020
Thời gian gần đây, Trung Quốc gần đây liên tiếp có những hành động hung hăng trên biển Đông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội.
Hôm 16/4, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã bám theo tàu khai thác dầu West Capella của công ty dầu khí Petronas (Malaysia) hoạt động ở biển Đông.
Chính quyền Trung Quốc hôm 19/4 công bố cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn của 25 đảo và rạn san hô cùng 55 thực thể ở biển Đông, một ngày sau khi ngang ngược thành lập hai cơ quan hành chính nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982.
Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có liên quan.
"Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc". - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.