CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 18-23/5: Lộ trình cải cách tiền lương có thể chậm lại
Tiếp tục bịt những “lỗ mọt” rò rỉ; Phát triển bền vững kinh tế biển; Lộ trình cải cách tiền lương có thể chậm lại... là tin nóng trong tuần qua.
1. Đổi mới là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế nhiều thành phần
Chúng ta hiểu sâu sắc rằng: Công cuộc ĐỔI MỚI ở nước ta chính là sự trở về với chính sách “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" trong tư duy kinh tế của Bác Hồ, từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) ngày 19-5-1955. Ảnh tư liệu.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
>>> Xem loạt bài nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh TẠI ĐÂY.
2. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV: Tiếp tục bịt những “lỗ mọt” rò rỉ!
“Nhân dân còn lo lắng về tình trạng lãng phí trong đầu tư công, quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước”. -Đó là một trong những phát biểu đáng chú ý của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại buổi khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào sáng ngày 20/5.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Có nên dành 5% ghế Quốc hội cho chuyên gia?
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ngoài việc “trung với nước, hiếu với dân” mà còn là những người có đạo đức, có trình độ hiểu biết cao về các mặt và càng độc lập càng tốt.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
4. Thủ tướng phê duyệt đề án Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
5. VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Khám phá Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
Tôi tin rằng đã đến lúc phải xem xét lại định nghĩa thế nào là một quốc gia “siêu cường” trên thế giới. Việt Nam có thể là một siêu cường mới, không dựa trên sức mạnh quân sự, quy mô hay tăng trưởng kinh tế bất bền vững, mà dựa vào cam kết hợp tác và gắn kết toàn cầu, hòa hợp với thiên nhiên, nâng cao tiêu chuẩn y tế và giáo dục, khai mở sức mạnh của nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo, đề cao hòa bình và sống cho hiện tại.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
>>> Xem loạt bài chủ đề Việt Nam hùng cường TẠI ĐÂY.
6. Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Lộ trình cải cách tiền lương có thể chậm lại
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận định, kiến nghị chưa tăng lương cơ sở từ 1/7 sẽ ảnh hưởng khiến cho lộ trình tăng lương theo đề án cải cách tiền lương có thể bị chậm lại.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cân nhắc chưa tăng lương cơ sở, lương hưu với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2020.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
7. Phát tán “Đường lưỡi bò” bị phạt 30 triệu đồng: Có đủ sức răn đe?
Hành vi phát tán tài liệu có chứa đường lưỡi bò phi pháp của bà Lynette Moey Yu Lin - Tổng Giám đốc Công ty Bayer Việt Nam đã bị xử phạt 30 triệu đồng. Tuy nhiên, liệu mức phạt này đã đủ sức răn đe?
Với hành vi phát tán tài liệu có đường lưỡi bò phi pháp, Tổng Giám đốc Công ty Bayer Việt Nam đã bị xử phạt 30 triệu đồng và tịch thu điện thoại là phương tiện truyền tải.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
8. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm!
“Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị”. - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày ở Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng 21/5 vừa qua.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
9. COVID-19: “Cuộc chiến” còn rất dài…
Cuộc chiến chống COVID-19 còn rất dài và Việt Nam vẫn đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong công tác phòng, chống dịch.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
10. Sẽ có người thắng và kẻ thua từ EVFTA
Tương lai nào sẽ đến với kinh tế Việt Nam sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?
>>> Xem chi tiếtTẠI ĐÂY.
11. Du lịch thông minh – Giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu COVID-19
Đổi mới, thích ứng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đang là hướng đi mới giúp ngành du lịch – dịch vụ hướng đến, vượt qua khủng hoảng trong và sau đại dịch Covid-19. Các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch đã chia sẻ những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết kịp thời khó khăn, phục hồi ngành du lịch Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
12. Kích cầu du lịch: Giảm giá có “hút” khách?
Để kích cầu du lịch hậu COVID-19, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn đã tung ra các chương trình giảm giá. Điều này có thu hút được du khách?
>>> Xem chi tiếtTẠI ĐÂY.
13. Cử tri bất bình việc cán bộ trục lợi từ mua sắm thiết bị y tế
Cử tri bất bình, lên án cán bộ lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi, đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
14. Hỗ trợ COVID-19 sai hơn 4.000 đối tượng: Do… cấp dưới?!
“Đây là sai sót của cấp dưới trong việc bình xét, rà soát hộ cận nghèo năm 2019”.
Ông Lê Xuân Đào - Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho biết như vậy khi lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc hơn 4.000 đối tương trùng lặp, không đúng nằm trong danh sách được nhận hỗ trợ COVID-19 từ gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Có thể bạn quan tâm
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 11-16/5: Trăn trở của Thủ tướng và nỗ lực của doanh nhân
05:03, 16/05/2020
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 4-9/5: Sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội
01:00, 09/05/2020
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 27/4-2/5] Giữ lửa trên mọi mặt trận và bài toán nhân sự hậu COVID-19
05:00, 02/05/2020
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 20-25/4] Nhân sự Đại hội Đảng và "lực đẩy" phát triển kinh tế
05:02, 25/04/2020
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 13-18/4] An sinh trong “bão dịch”; Tạo “sức bật” sau đại dịch COVID-19
05:30, 18/04/2020
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TUẦN TỪ 6-11/4] Kinh tế hậu COVID-19; “Kinh doanh an toàn” để “sống chung với dịch”
06:00, 11/04/2020