CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 8-13/6: Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh

BẢO LAM 13/06/2020 04:00

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý thông tin DĐDN phản ánh; dấu ấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Hà Nội chi 144 tỷ đồng rửa đường... là thông tin nóng trong tuần qua.

1. TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII: Chống “chạy” bằng mọi cách

Chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch, chạy phiếu bầu... gây ra nhiều hậu họa nhất khi làm hư hỏng cán bộ, suy yếu hệ thống “rường cột” nước nhà, làm xói mòn lòng tin của nhân dân. 

Ảnh: TTXVN

Ảnh: TTXVN

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

>>> Xem chi tiết loạt bài chủ đề trên TẠI ĐÂY.

2. Dự luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi): Không để một Bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Đại biểu Quốc hội lo lắng tiêu chuẩn về môi trường quá cao sẽ ảnh hưởng chi phí doanh nghiệp, trong khi đó, Thủ tướng yêu cầu làm rõ phân cấp quản lý, không để "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần có một Nghị định tương tự với chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần có một Nghị định tương tự Nghị định 1002019/NĐ-CP với chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

3. Thủ tướng yêu cầu các bộ nghiên cứu xử lý thông tin của DĐDN trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Đầu tư

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, Tư pháp và UBND TP Đà Nẵng làm rõ thông tin trên DĐDN về người nước ngoài lách luật, sở hữu những lô đất trọng yếu tại Đà Nẵng.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

4. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp về thông tin doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm các dự án nhiệt điện mặt trời.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

5. Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định: "Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị".

“Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào hòa bình và an ninh ở Biển Đông” - bà Hằng nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hằng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hằng: Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

6. Ông Vương Đình Huệ và những dấu ấn “gia cố” nền kinh tế

Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ đã cùng tập thể Thường trực Chính phủ và Chính phủ để lại nhiều dấu ấn trong “gia cố” kinh tế vĩ mô.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

7. Bổ sung chức năng giám định âm thanh, hình ảnh cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp vừa được Quốc hội thông qua sẽ bổ sung chức năng giám định tư pháp cho phòng kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao.

Quốc hội thông qua

Quốc hội thông qua việc bổ sung quy định "Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND tối cao” là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử.

 >>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

8. Tiếp tục rà soát, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất

Thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, đến nay cơ quan thuế đã tiếp nhận trên 133.000 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất.

có khoảng 98% doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, Cá nhân được gia hạn thuế và tiền thuế đất và gói hỗ trợ theo Nghị định 41 ước tính khoảng 180 nghìn tỷ đồng.

Khoảng 98% doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được gia hạn thuế và tiền thuế đất và gói hỗ trợ theo Nghị định 41 ước tính khoảng 180 nghìn tỷ đồng.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

9. "Cơ chế đặc thù" của Hà Nội khác gì so với TP HCM

Đại biểu cho rằng những cơ chế đặc thù đang được Hà Nội đề xuất còn hẹp hơn với những đề xuất cơ chế đặc thù của TP HCM trước đó, cần đột phá hơn.

Đại biểu

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị bỏ từ "đặc thù", đồng thời cân nhắc sự tồn tại của nghị định 63 do có ý trùng với Nghị quyết lần này. 

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

10. Đề xuất cơ chế đặc thù cho Hà Nội: Bỏ trần tăng phí, lệ phí có khiến doanh nghiệp “chạy” sang địa phương khác

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn về vấn đề tăng thu phí và lệ phí bỏ mức trần được trao quyền cho Hà Nội sẽ tác động tới doanh nghiệp và người dân.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề tăng thu phí, lệ phí có khiến Thủ đô kém hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề tăng thu phí, lệ phí có khiến Thủ đô kém hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư?

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

11. Vietnam Airlines sẽ “bay” đến những nước nào từ 1/7?

Dự kiến, các đường bay sẽ được khai thác trở lại từ Việt Nam đến Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia.

Đ

Dự kiến Vietnam Airlines sẽ khai thai lại một số đường bay quốc tế từ 1/7.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

12. Cho phép nhập khẩu lợn sống Thái Lan từ ngày 12/6

Kể từ ngày 12/6/2020, các doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện của Việt Nam có thể thực hiện nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.

Thái Lan đã đăng ký 08 trang trại xuất khẩu lợn sống sang Việt Nam (số lượng trang trại đăng ký có thể thay đổi tùy từng thời điểm nhưng bảo đảm các trang trại này đều được Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Thái Lan giám sát và đăng ký với Cục Thú y Việt Nam). Các trang trại chăn nuôi này được quản lý theo tiêu chuẩn TSA 6403-2009 của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt đối với trang trại chăn nuôi lợn

Thái Lan đã đăng ký 08 trang trại xuất khẩu lợn sống sang Việt Nam với tiêu chuẩn TSA 6403-2009 của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt đối với trang trại chăn nuôi lợn.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

13. Chuẩn bị sẵn sàng mở cửa du lịch quốc tế khi đủ điều kiện

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị sẵn sàng để có thể mở cửa du lịch quốc tế ngay khi đủ điều kiện.

D

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào GDP là 9,2%.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

14. “Thủ tướng không đồng ý với đề xuất nghỉ 5 ngày dịp Quốc khánh 2/9”

Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ liên quan đề xuất nghỉ 5 ngày dịp lễ 2/9 để kích cầu du lịch.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết đã báo cáo Thủ tướng

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết đã báo cáo Thủ tướng quan điểm không đồng ý nghỉ 5 ngày dịp 2/9 và đã được Thủ tướng đồng ý.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

15. Sáu biện pháp phòng dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới tại Việt Nam

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng video "6 biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới".

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

16. Triển khai "dự án trọng điểm" để phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xác định những việc làm cụ thể theo hướng chọn một dự án trọng tâm, trọng điểm, những dự án mang tính cấp thiết, đột phá, mang tính dẫn dắt làm trước.

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang đề nghị cần xây dựng lộ trình theo giai đoạn và hàng năm.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

17. Thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng: Nguồn lực và lộ trình thế nào?

Việc quy định thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng có nghĩa không thu tiền xử lý rác "đổ đồng" theo hộ gia đình mà dựa trên lượng rác, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho một số đối tượng nhất định.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Nhà nước sẽ bảo đảm các điều kiện, khuyến khích để người dân tham gia. Ảnh: Thy Hằng

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

18. Khi nào ngành du lịch Việt Nam khôi phục hoàn toàn?

Sau thời gian dài phải tạm nghỉ “dưỡng sức” do dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đã hoạt động trở lại.

 Bloomberg, Việt Nam đang đi đầu trong cuộc đua mở cửa trở lại Đông Nam Á để đón khách du lịch

Bloomberg đánh giá: Việt Nam đang đi đầu trong cuộc đua mở cửa trở lại Đông Nam Á để đón khách du lịch.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

19. Cảnh giác thông tin bịa đặt về giá điện

Mấy ngày qua, trên một số trang website, trang mạng xã hội có chia sẻ thông tin về việc Bộ Công Thương có báo cáo khẳng định: “100% người dân hài lòng về việc tăng giá điện”. Về việc này, Bộ Công Thương khẳng định đây là thông tin không chính xác. 

Bộ Công Thương khẳng định đây là thông tin“100% người dân hài lòng về việc tăng giá điện”p/là thông tin không chính xác.

Bộ Công Thương khẳng định thông tin “100% người dân hài lòng về việc tăng giá điện” là không chính xác.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

20. Giáo dục nghề và năng lực cạnh tranh quốc gia: Chính sách nhiều nhưng yếu

Mặc dù, Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có hiệu lực gần 5 năm, tuy nhiên, việc thiếu lao động có tay nghề vẫn đang là một điểm nghẽn trầm trọng để phát triển kinh tế.

SAMSUNG Electronic Việt Nam đã luôn đồng hành hỗ trợ trong công tác thi tay nghề ASEAN đối với lao động.

SAMSUNG Electronic Việt Nam đã luôn đồng hành hỗ trợ trong công tác thi tay nghề ASEAN đối với lao động.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

21. HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: Rửa đường có giảm được ô nhiễm?

Trong bối cảnh hiện tại, rửa đường là một trong những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng không khí tại Hà Nội.

Việc rửa đường sẽ được thực hiện trên toàn thành phố Hà Nội nhằm giảm ô nhiễm và nắng nóng.

Việc rửa đường sẽ được thực hiện trên toàn thành phố Hà Nội nhằm giảm ô nhiễm và nắng nóng. Ảnh: Internet.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

BẢO LAM