CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 13-18/7: Mỹ bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông
Lần đầu tiên, trong tuyên bố đưa ra rạng sáng 14/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là "hoàn toàn bất hợp pháp".
1. Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm "3 tồn đọng" trong giải ngân đầu tư công
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Do đó, trách nhiệm Chính phủ, các địa phương trong cả nước rất lớn, nhất là chúng ta phải tập trung giải ngân đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương với 633.000 tỷ đồng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Quy định mã vạch trong xuất khẩu có làm khó doanh nghiệp Hàn Quốc?
Hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc đang bị xử phạt hành chính, việc quản lý cả mã vạch hàng hóa xuất khẩu không phân phối tại Việt Nam đang là gánh nặng cho doanh nghiệp.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Trung Quốc ngụy biện về quyền và lợi ích ở Biển Đông
Tất cả quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không thể nguỵ biện như Trung Quốc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
4. Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ với các yêu sách ở Biển Đông
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
5. Mỹ bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong tuyên bố đưa ra rạng sáng 14/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
6. Xe dán bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử nghiêm
Các phương tiện giao thông tự ý dán các đề can bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử lý.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
7. Đường bay Việt Nam với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... từ đầu tháng 8/2020 được vận hành ra sao?
Cục Hàng không đề xuất bay một chuyến mỗi tuần đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia từ đầu tháng 8/2020. Khâu vận hành đường bay ra sao để đảm bảo an toàn trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19 lan rộng đang là vấn đề đại đa số người dân Việt Nam quan tâm.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
8. Ban Dân tộc nói gì về việc không có người Ơ Đu vẫn đưa vào diện xin hỗ trợ?
Trước băn khăn của dư luận về việc vì sao không có người Ơ Đu tại bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương nhưng vẫn đưa vào đề án, đại diện Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã lên tiếng về vấn đề này.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
9. Sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế: Lấy hiệu quả là đích cuối cùng
Tổ chức, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế phải thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước. Tuyệt đối không sắp xếp cơ học, phải lấy hiệu quả là đích cuối cùng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
10. Báo chí là “ngọn hải đăng” trong quá trình hội nhập
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ “Khủng hoảng COVID-19” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Báo chí cách mạng sẽ luôn là “ngọn hải đăng” để định hướng cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
11. Việt Nam cần 9-12 tháng nữa để “ra lò” vắc xin ngừa COVID-19 hoàn chỉnh
Để cho ra đời vắc xin ngừa COVID-19 hoàn chỉnh cần 9 - 12 tháng nữa. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực gấp rút để đi đến đích. Thông tin này vừa được ông Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) - Bộ Y tế chia sẻ với báo chí.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
12. BioNTech sẽ sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 vào cuối 2020
BioNTech của Đức cho biết sẽ sản xuất hàng trăm liều vắc-xin ngừa COVID-19 trong năm 2020. Thông tin này vừa được ông Ugur Sahin đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty sinh học BioNTech cho biết trên tờ Wall Street Journal.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
13. Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành?
Tư vấn Pháp mắc kẹt vì COVID-19 bùng phát, nhân sự quan trọng của phía Tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa sang Việt Nam. Đây được cho là những những nguyên nhân chính khiến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể vận hành được.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.