Liên minh hàng hải sẽ làm khó Trung Quốc?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 09/08/2020 01:55

Giữa năm ngoái, Washington đã thành lập liên minh bảo đảm tự do hàng hải ở Trung Đông. Liên minh này sẽ mở rộng ra tầm châu lục?

 Washington tiến tới sẽ thành lập liên minh hàng hải tại Châu Á - nòng cốt gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc để xây dựng lực lượng bảo vệ các phán quyết của mình.

Washington tiến tới sẽ thành lập liên minh hàng hải tại Châu Á - nòng cốt gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc để xây dựng lực lượng bảo vệ các phán quyết của mình.

Hiện có một số quốc gia vùng Vịnh đã tán đồng sáng kiến liên minh hàng hải với Washington, trong đó có những cường quốc dầu mỏ, như Kuwait, Bahrain, Qatar... Địa bàn hoạt động của tổ chức này chủ yếu ở eo biển Hormuz và Bab al-Mandab, vịnh Oman và vịnh Ba Tư.

Tập hợp lực lượng

Với liên minh này, Mỹ muốn tập hợp lực lượng hùng hậu đến từ nhiều đồng minh ở Châu Âu và Châu Á. Tuy nhiên, chỉ một số ít thành viên đồng ý triển khai vũ khí, khí tài cùng với Mỹ.

Mục tiêu của liên minh hàng hải Trung Đông nhằm trừng trị Iran, đảm an toàn cho nguồn dầu mỏ qua eo biển Hormuz. Đồng thời, đó cũng là biện pháp gián tiếp kiềm chế Bắc Kinh đang tăng cường bắt tay với Teheran.
Sau loạt động thái bày tỏ quan điểm với Bắc Kinh về các vấn đề tại Biển Đông và tỉnh Hải Nam đề xuất cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu bè tại khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, rất có thể Washington sẽ tiến tới thành lập liên minh hàng hải tại Châu Á - nòng cốt gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc để xây dựng lực lượng bảo vệ các phán quyết của mình.

Thực ra, liên minh hàng hải chính là lực lượng hải quân thứ hai, giống như “tấm bình phong” che đậy các hoạt động quân sự, vũ trang nhằm vào đối phương. Bằng cách này, Mỹ có thể giải quyết tranh chấp bằng vũ lực mà không cần dùng tới quân đội chính thống.

Sáng kiến 10 năm chưa xong!

Từ lâu, Mỹ muốn tập hợp lực lượng toàn cầu để tấn công Trung Quốc, nhưng liên minh hàng hải đang nhận được thái độ lạnh nhạt từ Châu Âu. Nhiều nước chần chừ tham dự liên minh hàng hải, vì lý do căng thẳng Mỹ- Iran là vấn đề nội bộ của hai bên, Châu Âu muốn Mỹ phải tự “dọn dẹp” đống đổ nát này.

Như đã nói, liên minh hàng hải là lực lượng hải quân thứ hai, các thành viên tham gia sẽ phải đóng góp vũ khí, khí tài để xây dựng lực lượng tuần tra chung. Đây là điều hết sức nhạy cảm, không phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia hiện nay - không tham gia liên minh quân sự. Trường hợp của New Dehli là ví dụ.

Nhiều năm nay, Bắc Kinh luôn sử dụng vũ khí ngoại giao để trì hoãn liên minh này. Trên thực tế, rất nhiều nước nhỏ tại Châu Á-Thái Bình Dương không muốn bày tỏ quan điểm thân Mỹ hay gần Trung Quốc. Chiến lược của họ là cố gắng cân bằng quan hệ giữa hai cường quốc này.

Vì vậy, một liên minh hàng hải quy tụ hàng chục quốc gia là điều khó xảy ra, tức là chỉ có vài đồng minh thân cận của Washington- đó là một liên minh đa phương hẹp. Nhưng như vậy cũng đủ làm khó Bắc Kinh!

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ?

    Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ?

    05:30, 08/08/2020

  • Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?

    Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?

    10:00, 07/08/2020

  • Trung Quốc ngang ngược xem

    Trung Quốc ngang ngược xem "phán quyết là tờ giấy vứt vào thùng rác của lịch sử"

    06:37, 07/08/2020

  • Việt Nam phản đối Trung Quốc triển khai máy bay ở Trường Sa

    Việt Nam phản đối Trung Quốc triển khai máy bay ở Trường Sa

    17:10, 06/08/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ