Vì sao vắc xin COVID-19 của Trung Quốc chưa thể tiêm chủng đại trà?

BẢO LAM 15/09/2020 04:00

Dù một số loại vắc xin do Trung Quốc nghiên cứu đạt được nhiều tiến triển tích cực, tuy nhiên, đến thời điểm này, vắc xin COVID-19 của Trung Quốc vẫn chưa thể tiêm chủng đại trà. Vì sao?

Một y tá tiêm vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho một tình nguyện viên ở Brazil - Ảnh: REUTERS

Một y tá tiêm vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho một tình nguyện viên ở Brazil - Ảnh: REUTERS

Thông tin hai ứng cử viên vắc xin COVID-19 do công ty dược phẩm Trung Quốc Sinopharm phát triển có thể sẽ được bán trên thị trường vào cuối tháng 12/2020 với mức giá dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) cho hai mũi tiêm đã khiến người dân Trung Quốc kỳ vọng về một tương lai bình thường mới khi có vắc xin ngăn ngừa COVID-19.

Tin tức này đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Trong một cuộc khảo sát trên Weibo với gần 5.000 người được hỏi, 2.527 người cho biết họ không đủ tiền mua vắc xin trong khi 2.127 người khác cho biết chi phí đủ thấp để họ có thể tiêm. 

Tao Lina, một nhà nghiên cứu vắc xin có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 18/8 rằng việc tiêm vắc xin tự nguyện tự chi trả có thể chấp nhận được vì dịch bệnh ở Trung Quốc đã được giữ ở mức rất thấp. “Chính quyền Trung Quốc có thể chuẩn bị các biện pháp khác nếu một đợt bùng phát mới xảy ra, và lưu ý rằng một số công ty Nhà nước cũng có thể trả tiền để nhân viên của họ đi tiêm chủng”. - Ông Tao nói.

Trước đó, vào đầu tháng 6, Thời báo Hoàn cầu cũng cho biết, một số nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) chuẩn bị ra nước ngoài đã được tiêm vắc xin bất hoạt của Sinopharm để sử dụng khẩn cấp. Theo cơ quan y tế Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng có thể tiêm vắc xin miễn phí nếu vắc xin này được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia, bao gồm 14 mũi tiêm chống 15 bệnh như bại liệt và viêm gan B,.

Hai ứng cử viên vắc xin bất hoạt do các viện thuộc Sinopharm phát triển riêng biệt ở Bắc Kinh và Vũ Hán đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) vào tháng 6. Bản thân Chủ tịch tập đoàn Sinopharm Liu cũng đã tiêm hai mũi của một trong hai ứng cử viên vắc xin bất hoạt. Cho đến nay, ông nói rằng ông cảm thấy "không có tác dụng phụ".

Đáng chú ý, ngày 7/9 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên trưng bày vắc xin phòng COVID-19 do chính các công ty của nước này sản xuất. 

Hai loại vắc xin COVID-19 do công ty Sinovac Biotech và Sinopharm sản xuất được trưng bày tại hội chợ quốc tế về thương mại và dịch vụ năm2020 (CIFTIS) trong tuần này tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Dù chưa tung vắc xin ra thị trường nhưng hai hãng dược Trung Quốc kỳ vọng chúng sẽ được phê chuẩn sau khi kết thúc cuộc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3, sớm nhất là vào cuối năm nay.

Một đại diện của Sinovac cho AFP biết công ty vừa xây dựng xong một nhà máy có thể sản xuất 300 triệu liều vắc xin mỗi năm. Trong khi đó, một nhà máy của Sinopharm ở Bắc Kinh cũng cho rằng, có thể sản xuất 120 triệu liều mỗi năm đã vượt qua kiểm tra an toàn sinh học từ các cơ quan liên quan và sẵn sàng đưa vào sản xuất. Một phân xưởng khác của Sinopharm ở Vũ Hán có thể sản xuất 100 triệu liều mỗi năm.

Trong ngày 7/9 vừa qua, nhiều người tham gia hội chợ thương mại tập trung đông đúc quanh các gian hàng trưng bày hai loại vắc xin Covid-19 tiềm năng của Sinovac Biotech và Sinopharm.

Mặc dù công tác nghiên cứu phát triển vắc xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc đang được tiến hành khẩn trương, một số loại vắc xin do Trung Quốc nghiên cứu cũng đạt được nhiều tiến triển tích cực, tuy nhiên, ông Cao Phúc -  Chủ nhiệm trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho biết, đến thời điểm này, vắc xin COVID-19 của Trung Quốc vẫn chưa thể tiêm chủng đại trà.

Theo ông Cao Phúc, Trung Quốc thận trọng trong vấn đề này bởi họ đã so sánh giữa lợi ích và nguy cơ. "Nếu xảy ra một Vũ Hán tương tự như trước, thì cần phải tiến hành tiêm vắc xin trên diện rộng đối với người dân khu vực đó". - ông Phúc nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Trung Quốc đang khống chế tương đối tốt dịch COVID-19. Đây cũng chính là lý do khiến đất nước này chưa tiến hànhtiêm chủng vắc xin trên diện rộng đối với người dân. "Hiện tại vẫn cần phải phân cấp và chia nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19".- ông Cao Phúc nói.

HIện tại, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy virus SARS-CoV-2 có khả năng gây ra hiệu ứng ADE, do vậy, Trung Quốc vẫn đang tận trong trong việc đánh giá hiệu ứng ADE - tức kháng thể chưa thể đề kháng cùng chủng virus đột biến gen, khiến cho virus mới có thể tấn công vào tế bào mà virus cũ không thể xâm nhập được, từ đó làm cho bệnh tình của người bệnh thêm trầm trọng, thậm chí phát triển thành triệu chứng nặng sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Trung Quốc hiện đang là một trong số các quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 trên thế giới, với tham vọng tung sản phẩm ra thị trường vào cuối năm nay. Nước này hiện có 9 sản phẩm vắc xin ngừa COVID-19 đang trong quá trình thử nghiệm, bao gồm 5 loại đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 - bước cuối cùng của quá trình chế tạo vắc xin trước khi được cấp phép sử dụng đại trà.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiếp tục thử nghiệm vắc xin COVID-19 “tiềm năng nhất”

    03:20, 14/09/2020

  • COVID-19: Thêm kỳ vọng từ việc thử nghiệm vắc xin Oxford ở Ấn Độ

    11:00, 11/09/2020

  • Nga cho lưu hành lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên

    10:03, 08/09/2020

  • Mỹ có vắc xin COVID-19 trước thềm bầu cử?

    09:11, 04/09/2020

  • Hy vọng lớn cho phát triển vắc xin ngừa COVID-19

    05:00, 04/09/2020

BẢO LAM