Bàn cờ thế cuộc hậu bầu cử Mỹ
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, ông Trump tái cử hay ông Biden trúng cử sẽ tác động rất lớn đến bàn cờ thế cuộc thế giới.
Theo kết quả thăm dò, ông Trump đang bị ông Biden dẫn trước điểm số tại nhiều bang mà ông Trump từng chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
Chủ nghĩa đơn phương lên ngôi
Lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ cho thấy, ứng viên nào giành được tín nhiệm cao hơn trước bầu cử đều là người thua chung cuộc. Với cuộc bầu cử năm nay, nhiều chuyên gia cũng nhận định ông Trump có nhiều lợi thế chiến thắng trước ông Biden dù đang bị dẫn trước.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã rót vào tâm thức người dân Mỹ về các mối họa từ Trung Quốc, khơi dậy lý tưởng nước Mỹ mới là số 1 toàn cầu. Các mục tiêu này đã phần nào đạt được, ít nhất với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đã cô lập các tập đoàn công nghệ Trung Quốc và chính thức thống trị lĩnh vực công nghệ số bằng cách thâu tóm toàn bộ các công ty thiết kế và sản xuất chip lớn nhất thế giới.
Dĩ nhiên, nếu ông Trump tái cử, chủ nghĩa đơn phương, liên minh hẹp sẽ là dòng chảy không hề nhỏ trong vòng ít nhất 5 năm tới. WHO, Liên Hợp Quốc, WTO, NATO,… chắc chắn sẽ phải thay đổi cấu trúc, cách thức xử lý mâu thuẫn chung.
Viễn cảnh gần nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung ngày càng gay gắt; Châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm khi bộ tứ kim cương hoàn thành khung chương trình hành động. Còn Trung Đông sẽ bớt bạo lực- không phải vì nước Mỹ không còn quan tâm nơi này, mà bởi đây không còn là ưu tiên số một trong chiến lược đối ngoại của Mỹ.
Rủi cho lớn cho nước nhỏ
Mới đây, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua đạo luật hạn chế xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” dựa chủ yếu vào nội lực và liên minh thị trường hẹp tại ASEAN. Như vậy, chính Trung Quốc cũng bắt đầu thu mình, tự lực cánh sinh.
Thực tế cho thấy, toàn cầu hóa mang lại ích lợi rất lớn cho các nước nhỏ, đó là cánh cửa lớn để những quốc gia này tiếp cận các tiến bộ về khoa học, công nghệ, cung cách quản lý, dòng vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao…
Nói cách khác, khi chủ nghĩa đơn phương hóa lên ngôi, cục diện toàn cầu sẽ phân hóa thành hai thái cực chủ đạo, chọn đứng cùng với Mỹ hay Trung Quốc là câu trả lời không hề dễ đối với các nước nhỏ.
Nếu các nước phụ thuộc vào nguồn lực công nghệ của Mỹ, có nguy cơ rơi vào tình trạng “thuộc địa công nghệ”. Trên thực tế, công nghệ sẽ là vũ khí có sức sát thương không kém gì súng đạn ở giữa thế kỷ 19 khi mà nhiều đế quốc phương Tây ồ ạt xâm lược thuộc địa.
Còn dựa vào Trung Quốc cũng không dễ chịu khi quốc gia này luôn tìm cách chèn ép, giăng bẫy nợ, đẩy công nghệ lạc hậu cho các nước nhỏ… Đặc biệt, rủi ro từ chuỗi cung ứng Trung Quốc còn đáng sợ hơn, đại dịch COVID-19 đã phơi bày rủi ro này.
Có thể bạn quan tâm
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao Florida có ý nghĩa quan trọng với Donald Trump?
05:00, 29/10/2020
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động thế nào đến giá vàng?
05:30, 25/10/2020
CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 19-24/10: "Nóng" cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ
05:00, 24/10/2020
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Barack Obama "tấn công" Donald Trump!
05:00, 23/10/2020