Thế giới hậu Trump?

CƯỜNG NGHIÊM (theo CNN, BBC, Global Times...)) 08/11/2020 11:14

Cuộc bầu cử này sẽ để lại hệ quả rõ ràng trong 2 vấn đề cấp bách của thế giới: Biến đổi khí hậu và COVID-19.

Vào thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời chúc mừng ông Biden. Nhiều tờ báo trên thế giới đã tuyên bố chiến thắng chắc chắn của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, thì việc ông Trump phải chấp nhận thất bại là điều rõ ràng nhất.

Ông

Ở nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã làm thay đổi nước Mỹ.

Lu mờ một Mỹ "number one"

Ông Trump từ lâu đã không tin vào chuyện biến đổi khí hậu và ai cũng ngầm hiểu, nhiệm kỳ mới ông sẽ biến Mỹ thành quốc gia duy nhất trên thế giới rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris nếu tái đắc cử. Ngoài ra, ông đã bắn tiếng sẽ không tham gia liên minh vắcxin quốc tế và sẽ hoàn thành việc thoát ly khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trái lại, ông Biden cam kết sẽ đảo ngược quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris và WHO, còn tiếp theo ông xử lý 2 cuộc khủng hoảng này ra sao thì chưa rõ.

Hầu hết các cơ quan thông tấn đều đưa ra nhận định là cả ông Trump và Biden không có hi vọng thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Các cường quốc châu Âu như Pháp, Đức sẽ vui mừng nếu ông Trump ra đi sau khi đã nhận đủ lời đe dọa và tối hậu thư từ ông. Biden sẽ sửa chữa một số rạn nứt trong quan hệ, nhưng ông sẽ gây áp lực buộc các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chi thêm tiền, dù có thể theo cách lịch sự hơn ông Trump.

"Trump là hình mẫu lãnh đạo thúc đẩy chính sách đối ngoại mang tính chủ nghĩa dân tộc, đôi khi phân biệt chủng tộc. Ông không quan tâm đến vi phạm nhân quyền, trừ khi ông muốn làm khó quốc gia nào đó để đổi chác", Hippel - chuyên gia nghiên cứu chính trị độc lập Mỹ phân tích.

Với việc ông Joe Biden đã bước một chân lên bục tổng thống, các quốc gia trên thế giới đang tìm hiểu xem một chính quyền Dân chủ sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Nhiều người hy vọng thời kỳ chủ nghĩa biệt lập Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ nhường chỗ cho thời kỳ lãnh đạo toàn cầu mới của Mỹ và áp dụng chủ nghĩa đa phương để giải quyết các thách thức chung.

Hy vọng vào chính quyền mới

Hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới nói rằng họ sẽ làm việc với bất kỳ ai đắc cử Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên công khai chúc mừng ông Biden, đồng thời gửi gắm hy vọng vào vai trò lớn hơn của Mỹ đối với biến đổi khí hậu.

Ngày 7/11, khi được hỏi về mối quan hệ với chính quyền Biden trong tương lai, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết liên minh Mỹ-Australia “lớn hơn bất kỳ cá nhân nào”. Ông Morrison cho biết ông sẽ đợi đến khi kết thúc kiểm phiếu và sẽ tiếp tục làm việc với Washington. Ông Morrison và ông Trump có mối quan hệ thân thiết từ lâu. Năm 2019, ông Trump đã yêu cầu nhà lãnh đạo Australia giúp đỡ mình trong bối cảnh cuộc điều tra của Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Tại Ấn Độ, tờ Times of India đã tuyên bố ông Biden là người chiến thắng với tiêu đề “Tạm biệt Don (Donald Trump), cuối cùng là Biden”. Bài báo nhận định rằng việc cấp thị thực lao động H1-B cho phép người không nhập cư làm việc ở Mỹ khó có thể trở lại với quy mô hoặc số lượng như trước đây ngay cả khi chính quyền Biden có chính sách nhập cư thuận lợi hơn. Mặt khác, bài báo cũng lưu ý rằng đảng Dân chủ có thể mạnh tay hơn đối với các vi phạm nhân quyền ở Ấn Độ.

M

Đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh tại nước Mỹ.

Với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 40 năm trong bối cảnh tranh chấp gay gắt về thương mại, công nghệ, nhân quyền và đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm lạc quan rằng bất chấp những khác biệt cơ bản, chiến thắng của ông Biden có thể đóng vai trò như một chiếc "cầu giao ngắt điện" và mở ra cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định.

Ông Wang Xiangwei, một nhà báo và cố vấn biên tập tại tờ South China Morning Post, đánh giá “nhiệm kỳ Tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ đặt ra một mức sàn trong quan hệ Mỹ-Trung đang rơi tự do hiện nay, dựa trên những nhận xét gần đây của ông Biden về Trung Quốc và các cố vấn chính sách đối ngoại của ông ấy”. Ông Wang Xiangwei cho biết các quan chức Trung Quốc đang hy vọng ít nhất có một quãng nghỉ ngắn để phục hồi sau quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, một bài viết trên tờ Global Times lại lưu ý rằng sự chia rẽ đảng phái sâu sắc ở Mỹ sẽ không dễ dàng xoa dịu quan hệ của Mỹ với các nước bên ngoài. Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan Zhang Jiadong dự báo: “Nước Mỹ sẽ vẫn chia rẽ ở bên trong nhưng đoàn kết trước người ngoài, bất kể ai là tổng thống”.

Trong khi đó, các quan chức Iran phần lớn tránh bình luận về bầu cử Mỹ và những tác động có thể xảy ra đối với các chính sách của Mỹ, chẳng hạn như tương lai của các lệnh trừng phạt kinh tế và số phận của Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 do chính quyền ông Obama và ông Biden đàm phán. Năm 2018, ông Trump đã rút khỏi hiệp ước này và đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.

“Đối với chúng tôi, cá nhân và đảng phái không quan trọng. Thay vào đó, điều quan trọng với Iran là các chính sách được chính phủ Mỹ thông qua ”, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố ngày 7/11. Ông Rouhani đang cố gắng thúc giục Mỹ quay trở lại các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và bác bỏ lời kêu gọi của ông Trump đòi đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân.

Chủ tịch Hội đồng thành phố Tehran, Mohsen Hashemi Rafsanjani ngày 7/11 cũng chúc mừng gia đình của Qasem Soleimani, cựu chỉ huy Lực lượng Quds ưu tú của Iran, người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Mỹ gần thủ đô Baghdad hồi tháng Một. Ông Rafsanjani cho biết vụ việc này góp phần tạo ra "thất bại nặng nề của ông Trump", BBC đưa tin.

Người Iran, vốn đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid-19, đã theo dõi sát sao cuộc bầu cử Mỹ. Aftab-e Yazd, một tờ của Iran, đã đăng trên trang nhất số ra ngày 7/11 tiêu đề: “Một thế giới không có Trump”.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng thống Joe Biden và kỳ vọng khắc phục đại dịch COVID-19 tại Mỹ

    09:53, 08/11/2020

  • Thông điệp ấm áp từ các cựu Tổng thống Mỹ gửi tới tân Tổng thống Joe Biden

    07:55, 08/11/2020

  • Ông Joe Biden kêu gọi đoàn kết sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ

    06:30, 08/11/2020

  • Liệu Donald Trump có chấp nhận thất bại?

    10:50, 08/11/2020

CƯỜNG NGHIÊM (theo CNN, BBC, Global Times...))