Tăng hỗ trợ cho người nghèo xây nhà chống lũ phù hợp thực tế đỉnh lũ
Hiện nay, việc hướng dẫn khôi phục lại nhà cửa để đảm bảo an toàn trong bão, lũ, ngập lụt cho người dân ổn định cuộc sống. Giúp người dân có nhà ở trước dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng.
Bộ Nông nghiêp phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo khoa học về “Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ”; “Giải pháp đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất”; “Phòng chống sạt lở ven biển” tại Hà Nội.
Phục hồi sau thiên tai
Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu. Nhà ở an toàn trong vùng bão, lũ cần phù hợp với tình hình của địa phương, điều kiện từng gia đình và văn hóa mỗi vùng miền. Dựa trên thực tế, đợt thiên tai mưa lũ, bão lịch sự diễn ra vừa qua tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, song hành cùng việc tổ chức tìm kiếm người mất tích và cứu trợ thì việc khôi phục, phục hồi sau thiên tai đang được Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các Bộ ngành, nhất là chính quyền các địa phương và nhân dân khẩn trương thực hiện.
Đặc biệt, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều hội nghị khẩn cấp phục hồi sản xuất nông nghiệp cũng như cử nhiều đoàn công tác của các lãnh đạo Bộ, các Tổng cục, các Viện, trường cùng nhiều chuyên gia để về hướng dẫn trực tiếp cho các địa phương phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Cũng như đưa ra các giải pháp phòng tránh đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất và khôi phục, phòng chống sạt lở bờ biển bị tàn phá trong đợt mưa, bão vừa qua.
Sau đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung có hơn 250.000 ngôi nhà bị tốc mái. Cho đến nay số nhà bị tốc mái này cơ bản đã được sửa chữa nhưng vẫn còn khoảng hơn 1.500 nhà bị sập hoàn toàn cộng thêm khoảng 150.000 nhà thuộc diện sẵn sàng phải di dời.
Thích ứng với một điều kiện cụ thể
Hiện nay có 2 mô hình nhà chống bão: nhà nổi và nhà cố định và có thêm một số bộ phận để đảm bảo trong bão lũ. Không có một mô hình nào hoàn hảo vì mỗi một mô hình đều có thể thích ứng với một điều kiện cụ thể. Nhà nổi phù hợp với vùng lụt sâu nhưng lại cần đảm bảo việc sử dụng được thường xuyên và bất cứ tình huống nào cũng phải an toàn. Theo ông Hiệp dẫn chứng trong quyết định 48 năm 2014 của Thủ tướng về hỗ trợ nhà ở chống lũ cho dân, mức đỉnh lũ được hỗ trợ là 3,6m nhưng thực tế đỉnh lũ ở miền Trung vừa qua đã vượt xa đỉnh lũ 3,6m, có nơi lên đến 8m. Như vậy, loại nhà nổi sẽ hợp lý hơn nhà kiên cố.
Nhưng thực tế hiện nay, mức hỗ trợ người nghèo làm nhà tránh lũ, tránh bão theo quyết định 48 quá thấp so với đơn giá xây dựng hiện nay khiến nhiều người dân vùng lũ không đủ điều kiện làm nhà an toàn. Theo thống kê, chi phí cho một ngôi nhà ở an toàn đảm bảo chống bão lũ cần tối thiểu 2 triệu đồng/m2. Như vậy với một gia đình 4 người thì cần 30 - 35m2, tương đương 60 - 70 triệu đồng.
Theo nguyên tắc của nhà chống bão lũ thứ nhất là tiện dụng, dễ làm. Thứ hai là giá thành rẻ. Thứ ba là cơ động trong tất cả tình huống. Thứ tư là phải phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Và ứng dụng những vật liệu nhẹ, giá thành rẻ. Thứ hai là sản xuất hàng loạt vật liệu đó. Thứ ba là thay đổi nhận thức của người dân. Trong đó rất nhiều cơ chế để hỗ trợ người dân về nhà ở an toàn trong vùng bão lũ. Trong đó có Quyết định 48 của Chính phủ từ năm 2014, hỗ trợ mỗi hộ gia đình 12 - 16 triệu đồng để xây nhà chống bão, lũ. Qua đó 15.000 ngôi nhà đã được xây với chất lượng được đánh giá khá tốt.
Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế đã có cơ chế hỗ trợ 1.700 USD cho một gia đình. 3.500 ngôi nhà đã được xây dựng bằng cơ chế đó.
Xét thực tế, Nếu chỉ mỗi Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người dân thì không đủ vì nhu cầu quá lớn: “Thứ nhất một ngôi nhà tối thiểu 60 triệu nhưng chỉ được hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng. Thứ hai một ngôi nhà chống lũ cần được thử nghiệm thì mới có thể làm hàng loạt được.
Hiện nay để đảm bảo có chỗ ở cho người dân, chúng ta còn cần phải xây dựng thêm hàng trăm ngàn ngôi nhà chống lũ nữa. Những ngôi nhà ấy cần được xây dựng trên tinh thần làm mới tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn và bền vững.