Cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer: Chưa đến lúc "ăn mừng"!
Việc cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 do công ty Pfizer phát triển là điều đáng mừng, chứ chưa đến lúc "ăn mừng".
Ngày 11/12 (giờ Mỹ) Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 do công ty Pfizer phát triển. Đây được coi là một bước ngoặt lịch sử trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế đã cướp đi sinh mạng của hơn 290.000 người Mỹ.
Theo các chuyên gia, vắc xin từ Pfizer và đối tác BioNTech của Đức có vẻ an toàn và hiệu quả để sử dụng khẩn cấp ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên. Tiến sĩ Paul Offit, Bệnh viện Nhi Philadelphia, thành viên hội đồng cố vấn cho rằng, vẫn còn một số điều chưa biết về vắc xin để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng ông kết luận, lợi ích tiềm năng lớn hơn rủi ro.
Cho đến thời điểm này, mọi phê duyệt vắc xin COVID-19 vẫn chưa thể giải quyết đại dịch COVID-19 toàn cầu. Với vắc xin ngừa COVID-19 do công ty Pfizer phát triển vừa được FDA cấp quyền sử dụng khẩn cấp cũng vậy.
Pfizer cho biết sẽ có khoảng 25 triệu liều vắc xin hai mũi cung cấp cho Mỹ vào cuối tháng 12 này. Nhưng nguồn cung cấp ban đầu sẽ chủ yếu dành cho nhân viên chăm sóc sức khỏe và người già ở viện dưỡng lão, các nhóm dễ bị tổn thương khác sẽ được lần lượt tiêm tiếp theo cho đến khi việc sản xuất vắc xin đáp ứng nhu cầu tiêm chủng rộng rãi, nhưng điều có thể sẽ không xảy ra trước mùa xuân.
Như vậy có nghĩa là vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer sẽ được cung cấp rất hạn chế, trong khi, các trường hợp mắc COVID-19 tăng lên ngày càng cao trên khắp nước Mỹ. Việc nhanh chóng nhân rộng nguồn cung không phải là điều dễ dàng đối với một công ty như Pfizer, bởi nếu nhân rộng sản xuất hàng loạt có nghĩa là Pfizer sẽ phải chia sẻ tất cả tài sản trí tuệ (IP), công nghệ, dữ liệu và bí quyết cần thiết để sản xuất ra loại vắc xin này. Trong khi đó, Pfizer đã từng khẳng định: Không có kế hoạch cấp phép hoặc chuyển giao các công nghệ được bảo vệ bằng IP của họ.
Đúng là Pfizer đã nhận được nguồn tài trợ công đáng kể từ các Chính phủ để nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, thế nhưng không khoản tiền nào trong số này có các điều kiện kèm theo đảm bảo quyền truy cập, bao gồm yêu cầu các công ty chuyển giao tất cả công nghệ cho các nhà sản xuất vắc xin khác, minh bạch về chi phí hoặc bán vắc xin của họ với giá gốc.
Hiện Pfizer vẫn giữ kín các thông tin quan trọng bao gồm R & D, thử nghiệm lâm sàng và chi phí sản xuất. Không giống như các nhà phát triển vắc xin COVID-19 khác, chẳng hạn như AstraZeneca, đã cam kết bán vắc xin của họ với giá "không có lãi" trong đại dịch, thì Pfizer lại cho biết họ sẽ không bán vắc xin COVID-19 với giá gốc .
Các chuyên gia y tế Mỹ đang hy vọng sự kết hợp của các loại vắc xin COVID-19 cuối cùng sẽ giúp nước này có thể chiến thắng dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính ít nhất 70% dân số Mỹ sẽ phải tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch bầy đàn, thời điểm mà virus có thể được kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm
NÓNG: FDA cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer
10:30, 12/12/2020
Đặt niềm tin vào vắc xin “made in Viet Nam”
05:15, 10/12/2020
Vắc xin COVID-19 Việt Nam có giá dự kiến hơn 200.000 đồng/2 liều
14:30, 08/12/2020
Việt Nam thử nghiệm vắc xin COVID-19 từ ngày 10/12
04:00, 06/12/2020
Người Mỹ có thể bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 trước Giáng sinh
05:00, 03/12/2020
Mỹ, Đức và Anh bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào tháng 12
14:44, 23/11/2020
“Đại công" của Donald Trump trong phát triển vắc xin COVID-19
05:00, 18/11/2020
Vắc xin ngừa COVID-19 và câu chuyện khởi nghiệp vợ chồng 'trời sinh một cặp'
04:56, 18/11/2020
Pfizer phân phối thử nghiệm vắc xin COVID-19 tại 4 tiểu bang của Mỹ
16:15, 17/11/2020