Việt - Mỹ dưới thời Biden (Kỳ I): Tinh chỉnh cấu trúc quan hệ ngoại giao

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/12/2020 05:00

Với quan hệ ngoại giao đã được xác định rõ ràng, Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam dưới thời ông Biden.

 Tổng thống đắc cử Joe Biden tại buổi giới thiệu đề cử của mình đối với các vị trí quan trọng về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại tại thành phố Wilmington, bang Delaware ngày 24/11. Ảnh: AP

Tổng thống đắc cử Joe Biden tại buổi giới thiệu đề cử của mình đối với các vị trí quan trọng về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại tại thành phố Wilmington, bang Delaware ngày 24/11. Ảnh: AP

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng, nhân dịp ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Điều đặc biệt dưới thời Biden

Ông Biden xuất phát điểm tranh cử Tổng thống Mỹ không có gì đặc biệt, nhưng cách ông giành số phiếu áp đảo trước ông Donald Trump thực sự đặc biệt. Đó là Biden là người đầu tiên giành được trên 80 triệu phiếu cử tri phổ thông. Điều này cho thấy, Mỹ rất cần một người ôn hòa để lãnh đạo.

Điều đặc biệt tiếp theo là ông Biden lên nắm quyền trong bối cảnh toàn cầu rất rối ren. Dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái; chuỗi cung ứng bị phá vỡ; mối liên minh toàn cầu rạn nứt trầm trọng.

Tiếp theo là việc khôi phục nền kinh tế lớn nhất thế giới - chỉ riêng nỗ lực của Mỹ là không thể! Nói vậy là bởi, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó khi lên nắm quyền, ông Biden sẽ phải tìm cách nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp tục “cậy nhờ” Trung Quốc, thông qua các tổ chức quốc tế như WHO, LHQ, WTO, các Hiệp định thương mại tự do để thắt chặt đoàn kết…

Việt Nam nên hành động ra sao?

Chính sách đối ngoại chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng trong 4 năm qua khi Tổng thống Trump phát động chính sách “đơn phương hóa”. Tuy nhiên dưới thời Biden, chính sách này có thể sẽ được đảo chiều.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu, chính sách của ông Biden rất ôn hòa. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung sẽ được giải quyết sớm một phần. Do đó, Việt Nam sẽ không bị lôi vào một trong những vòng tranh chấp.

Song, Bắc Kinh không dễ từ bỏ mục tiêu bành trướng. Do đó, Việt Nam phải tiếp tục tinh chỉnh cấu trúc quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia trong khu vực.

Mỹ đang là đối trọng duy nhất có thể tham gia giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích trên Biển Đông, hoặc ít ra có thể kiềm chế sự hung hăng của Bắc Kinh. Vì thế, theo một số nhà phân tích, thăm dò thái độ của Washington và nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ là rất quan trọng.

Trung Quốc sẽ nắm quyền ở Châu Á-Thái Bình Dương sau khi RCEP được ký kết, có nghĩa thị trường này sẽ phải mở cửa đúng với cam kết. Theo đó, Việt Nam chỉ có thể kiềm chế sự chi phối của Trung Quốc bằng cách nâng cao sức cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức tiếp nhận công nghệ, mở rộng đối tác thương mại,…

ASEAN tuy nằm trong RCEP, nhưng khối này có tôn chỉ, mục đích riêng. Việt Nam là thành viên có ảnh hưởng ngày càng lớn ở ASEAN, nên tận dụng khung khổ sẵn có để giảm bớt tác động từ các phía, cất lên tiếng nói đủ trọng lượng.

Kỳ II: Định hình chiến lược dài hạn

Có thể bạn quan tâm

  • Một số ưu tiên của Joe Biden trong ứng phó đại dịch COVID-19

    05:00, 10/12/2020

  • Chính sách của ông Biden ở Biển Đông sẽ như thế nào?

    05:00, 09/12/2020

  • Thấy gì từ nội các của Joe Biden?

    06:30, 08/12/2020

  • Đã rõ lập trường của Joe Biden về vấn đề Trung Quốc?

    11:40, 03/12/2020

  • Việt Nam và những triển vọng phát triển dưới thời Tân Tổng thống Joe Biden

    17:41, 01/12/2020

  • Nội các J. Biden và hình ảnh nước Mỹ dưới thời Obama

    05:31, 26/11/2020

  • COVID-19 và sinh mạng chính trị của J. Biden

    09:00, 25/11/2020

  • Sau tất cả, Joe Biden đang được giới doanh nhân Mỹ chào đón!

    06:00, 25/11/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ